Để trẻ không tử vong khi mắc tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo 6 điều phải làm ngay

Ngày 02/10/2018 09:45 AM (GMT+7)

Trước những diễn biếp phức tạp của bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng bệnh, đồng thời yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường phòng, chống không để bệnh lây lan trên diện rộng.

Theo báo cáo mới nhất từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2018 đến nay cả nước đã ghi nhân 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng (TCM) tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 06 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Đặc biệt, một số tình thành ghi nhận số ca mắc tích lũy gia tăng đặc biệt trong những tuần gầy đây như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hà Nội.

Theo nhận định của các chuyên gia, sở dĩ bệnh TCM gia tăng nhanh trong thời gian gần đây là do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh đang tập trung vào năm học mới và hiện bệnh chưa có vắc xin phòng.

Để trẻ không tử vong khi mắc tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo 6 điều phải làm ngay - 1

Nên phòng chống dịch bệnh ngay từ cộng đồng.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh TCM và hạn chế thấp nhất số trường hợp tử vong, cũng như không để dịch bùng phát lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện 6 biện pháp dưới đây:

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn tham mưu cho UBND các tỉnh thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, tập trung vào các địa bàn có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát thành dịch....

Dịch tay chân miệng tăng đột biến, cha mẹ cảnh giác 2 dấu hiệu đặc biệt ở trẻ nhỏ
Khi trẻ mắc tay chân miệng, trong khi thiu thiu ngủ thấy trẻ giật mình trên 2 lần trong 30 phút, kèm sốt cao khó hạ trên 2 ngày thì phải lập tức đưa...
Đình Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan