Nghiên cứu của Anh cho thấy những người đi bộ nhanh có tuổi thọ cao hơn những người đi bộ chậm.
Trường thọ là ước mơ của rất nhiều người. Hầu hết mọi người thường tập thể dục để bồi bổ cơ thể, mong sống lâu, đi bộ là một cách rèn luyện sức khỏe dễ dàng mà được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là những người trung niên và cao tuổi.
Có 2 hình thức đi bộ là đi bộ nhanh và đi bộ chậm, vì vậy cũng gây ra những tranh cãi về việc đi bộ như thế nào mới có lợi hơn.
Đi nhanh dễ sống lâu hơn đi chậm, hai người chênh nhau 16 tuổi, đúng hay sai?
Đại học Leicester ở Vương quốc Anh tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về vấn đề đi bộ nhanh và chậm ảnh hưởng tới tuổi thọ như thế nào. Năm 2009, các nhà khoa học phát hiện ra rằng có một thiết bị bảo vệ ở đầu nhiễm sắc thể của con người, có thể bảo vệ tính toàn vẹn và ổn định của thông tin DNA trong tế bào, được gọi là "telomere". Các telomere này dần dần bị hao mòn khi các tế bào phân chia cho đến khi chúng chết.
Nói thẳng ra, telomere là một thời gian biểu phản ánh chu kỳ sống của con người, và ở một mức độ nào đó, nó đại diện cho tuổi thọ của cơ thể con người.
Nghiên cứu của Anh phát hiện tuổi thọ của những người đi bộ nhanh ở cả nam và nữ cao hơn những người đi bộ chậm. (Ảnh minh họa)
Đại học Leicester đã sử dụng công nghệ phát hiện telomere để tiến hành nghiên cứu theo dõi trên 470.000 người với độ tuổi trung bình là 52 trong 10 năm và đưa ra nhận định cuối cùng về tác động của tốc độ đi bộ đối với tuổi thọ. Phương pháp kỹ thuật này trực tiếp phát hiện và phân tích DNA telomere, tránh được sự can thiệp của nhiều yếu tố bên ngoài, có độ chính xác cao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của phụ nữ đi bộ nhanh là khoảng 87,5 tuổi, của phụ nữ đi bộ chậm là 72,4 tuổi; tuổi thọ của nam giới đi bộ nhanh là 86 tuổi và tuổi thọ của nam giới đi bộ chậm chỉ là 64,8 năm. Sự khác biệt về tuổi thọ giữa nam và nữ là gần 16, thậm chí 20 năm. Kết quả nghiên cứu này khẳng định đi bộ nhanh dễ sống lâu hơn.
Trên thực tế, điều này cũng có thể được hiểu từ điều kiện sống của mọi người. Những người trẻ tuổi trong cuộc sống có nhiều năng lượng hơn, họ đi nhanh hơn và chạy nhanh hơn những người trung niên và người già, điều này chính là do họ còn trẻ và các cơ quan của họ khỏe mạnh hơn.
Những người đi bộ nhanh hơn thường có chức năng tim phổi tốt hơn và sự phối hợp của các cơ xương tốt hơn những người đi bộ chậm, điều này cũng có nghĩa là cơ thể của họ khỏe hơn và họ tương đối dễ sống lâu hơn. Từ quan điểm này, việc đi bộ nhanh hơn và sống lâu hơn thực sự hợp lý.
Những người đi bộ nhanh có chức năng tim phổi và sự phối hợp cơ xương tốt hơn những người đi bộ chậm nên cơ thể khỏe hơn, sống lâu hơn. (Ảnh minh họa)
Đi bộ nhanh dễ sống lâu hơn, vậy thế nào là đi bộ nhanh?
Đi bộ nhanh có cường độ cao hơn đi chậm, cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn, mức độ trao đổi chất cũng tốt hơn, có thể khiến các cơ quan khác nhau trong cơ thể vận động tốt hơn, có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa béo phì, tim mạch...
Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng đã công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng đi bộ nhanh 10 phút mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể xác suất mắc bệnh tim ở người trung niên và người cao tuổi. Có thể thấy lợi ích của việc đi bộ nhanh là rõ ràng nhưng đi bộ như thế nào mới được coi là nhanh?
Có người một giờ đi được 7 km, có người đi được 6 km, có người chỉ đi được 4 km, ai là người nhanh nhất? Thực tế khó có một tiêu chuẩn chính xác về tốc độ đi bộ cho cả nam và nữ, người già và người trẻ vì còn tùy thuộc vào thể lực, sức khỏe mỗi người. Đi bộ nhanh mà “hợp” với bạn mới là tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn này có giới hạn trên và giới hạn dưới. Giới hạn trên là tốc độ đi bộ có thể chậm hơn một chút so với chạy; giới hạn dưới là tốc độ đi bộ ít nhất phải nhanh hơn so với đi bộ bình thường và tốt nhất là đạt đến trạng thái cơ thể hơi đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh hơn bình thường và hơi thở gấp, nhưng bạn vẫn có thể nói chuyện với mọi người mà không cảm thấy áp lực hô hấp.
Đi bộ nhanh tức là nhanh hơn đi bộ bình thường nhưng vẫn chậm hơn khi chạy. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, tốt nhất nên chọn nửa giờ sau bữa ăn để đi bộ nhanh, thời gian đi bộ nhanh mỗi lần có thể lên tới hơn 30 phút, mỗi tuần đi bộ nhanh 4-6 lần, hiệu quả đạt được sẽ tốt nhất.
Nói chung so với đi bộ chậm, đi bộ nhanh có thể vận động toàn bộ cơ thể nên rất có lợi. Thay vì mỗi ngày đi chậm 10.000 bước, hãy thử đi bộ nhanh 30 phút sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đi bộ nhanh không phù hợp với tất cả mọi người, có một số người nên thận trọng khi đi bộ nhanh.
Ai không phù hợp với đi bộ nhanh?
Trên thực tế, đi bộ nhanh là bài tập phù hợp với mọi lứa tuổi, dễ thực hiện nhưng cũng có một số ít người không phù hợp với việc đi bộ nhanh.
1. Người mắc bệnh tim mạch
Nhóm người này kiêng kị nhất đối với việc đi bộ nhanh, trong quá trình đi bộ nhanh sẽ đổ mồ hôi liên tục, cơ thể mất nước, dẫn đến máu đặc, dễ khiến máu cung cấp cho tim và não không đủ.
Ngoài ra, đi bộ nhanh cũng sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu của những người như vậy, làm tăng nhịp tim, khó thở và tăng tải cho tim. Điều này sẽ làm xấu đi tình trạng của những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não, dễ gây ra huyết khối và gây nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, đây là một hành vi rất nguy hiểm. Người mắc bệnh tim phù hợp với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ chậm, thái cực quyền và yoga hơn.
2. Người bị bệnh khớp
Đi bộ nhanh đã là một bài tập cường độ tương đói cao, tuy rằng tổn thương đối với khớp gối không lớn bằng các bài tập cường độ cao như chạy, nhảy dây, nhưng vẫn sẽ gây ra một số tổn thương.
Điều này là do khi đi bộ nhanh, tần suất hoạt động của khớp cũng nhanh hơn, dễ khiến các mao mạch trong khớp bị giãn ra, thậm chí bị vỡ sẽ làm tổn thương khớp nặng thêm, nhất là đối với những bệnh nhân bị viêm khớp nặng thì càng không phù hợp. Do đó, những người như vậy tốt hơn hết không nên đi bộ nhanh.
3. Người bị thoái hóa đốt sống cổ, các bệnh về thắt lưng
Người bị thoái hóa đốt sống cổ thường ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của chi dưới. Buộc phải đi nhanh hoặc đi quá lâu rất dễ bị ngã do yếu chi dưới, gây nguy hiểm nhất định cho sự an toàn. Những người có vấn đề về cột sống thắt lưng nên nghỉ ngơi nhiều hơn, đi bộ nhanh hoặc trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho cột sống thắt lưng và làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
4. Người thể trạng yếu
Những người già yếu, ốm nặng đang hồi phục, phụ nữ mang thai, những người này cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Những người như vậy có thể bị khó thở và chóng mặt do nhịp tim nhanh hơn khi đi bộ nhanh, điều này không có lợi cho sức khỏe của họ.
Đi bộ nhanh là cách rèn luyện sức khỏe hiệu quả và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu không chú ý đến phương pháp rất có thể gây ra những chấn thương cho cơ thể do tập luyện không đúng phương pháp, gây phản tác dụng.
Nói tóm lại, đi bộ nhanh thực sự là một bài tập đơn giản và dễ thực hiện, có tác dụng rèn luyện sức khỏe tốt và phù hợp với hầu hết mọi người. Nhưng bạn phải kết hợp các điều kiện thể chất của mình, làm những gì bạn có thể và không tập thể dục quá mức một cách mù quáng, kẻo phản tác dụng.