Người xưa nói: "Đi bộ 100 bước sau bữa ăn sẽ sống đến 99", nhưng lưu ý 4 điều nếu không có thể hủy hoại sức khỏe

MINH MINH - Ngày 07/11/2022 06:35 AM (GMT+7)

Đi bộ sau bữa ăn có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng thích hợp, nếu không biết cách sẽ gây tổn hại cơ thể.

Có câu nói "đi bộ 100 bước sau bữa ăn và sống đến 99". Nhiều người đã quen với việc đi dạo bên ngoài sau khi ăn. Đi bộ sau bữa ăn có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, đồng thời có thể giúp tinh thần thoải mái và giảm mệt mỏi suốt cả ngày. Tuy nhiên, cần nắm vững phương pháp đi bộ đúng cách để đạt được hiệu quả của việc chăm sóc sức khỏe.

Đi bộ sau bữa ăn giúp tiêu hóa, giảm căng thẳng và giúp giữ dáng

Nhiều người, nhất là người cao tuổi thích đi ra ngoài vài vòng sau khi ăn. Tuy nhiên mọi người cần biết cách đi bộ khoa học để đảm bảo sức khỏe. 

1. Thời gian đi bộ

Bạn không thể đi bộ ngay sau bữa ăn mà chỉ nên đi sau khi ăn 30 phút. 

Sau khi ăn no, hầu hết máu dồn về đường tiêu hóa để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Nếu đi bộ lúc này sẽ khiến bụng khó tiêu. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi sau bữa ăn khoảng 30 phút rồi hãy đi dạo bên ngoài.

Người xưa nói: amp;#34;Đi bộ 100 bước sau bữa ăn sẽ sống đến 99amp;#34;, nhưng lưu ý 4 điều nếu không có thể hủy hoại sức khỏe - 1

2. Kiểm soát tốc độ đi bộ

Khi đi bộ phải làm chủ tốc độ phù hợp, đi bộ quá nhanh sẽ khiến máu lưu thông đến hệ vận động nhanh chóng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, dễ sinh ra các bệnh về dạ dày.

Đặc biệt, người cao tuổi rất dễ bị hạ huyết áp sau bữa ăn, đi bộ quá nhanh sau ăn sẽ dễ dẫn đến tụt huyết áp. Nhiều người đi bộ nhanh sau ăn vì tưởng rằng bài tập này sẽ có kết quả tốt hơn, ngược lại thể lực không theo kịp tốc độ đi bộ dễ gây tổn thương cơ thể.

3. Nắm vững tư thế đi bộ

Không cúi gập người khi đi bộ, chọn giày dép thoải mái, đúng kích cỡ, tránh làm mòn chân và các khớp do đi bộ sai cách. Khi đi bộ, giữ cơ thể thư giãn, ngẩng cao đầu, ngực, bụng thẳng, hướng người về phía trước và vung tay khi đi bộ.

Đặc biệt đối với người cao tuổi, béo phì nên vận động từ nhẹ đến nặng, không vận động quá sức sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể và dễ sinh bệnh.

Người xưa nói: amp;#34;Đi bộ 100 bước sau bữa ăn sẽ sống đến 99amp;#34;, nhưng lưu ý 4 điều nếu không có thể hủy hoại sức khỏe - 2

4. Môi trường đi bộ

Nhiều người đã quen với việc đi bộ trên đường, nhưng khói xe trên đường thải ra quá nhiều chất độc hại, chẳng hạn như carbon monoxide và nitơ oxit. Cơ thể con người hít phải lâu dài có thể gây hại cho hệ hô hấp, hệ miễn dịch và hệ tim mạch.

Nếu đi bộ khi gió lạnh sẽ kích thích mạch máu co lại, tuyến mồ hôi bị kích thích, gió lạnh thổi vào sẽ gây đau đầu,… Do đó, khi đi bộ sau ăn nên chọn môi trường thoáng đãng, nhiều cây xanh như công viên, và giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài lúc trời lạnh.

Ai không nên đi dạo sau bữa ăn?

1. Người thiếu máu

Những người bị thiếu máu có số lượng tế bào hồng cầu thấp. Sau khi ăn no, hầu hết máu sẽ đi đến dạ dày. Đi bộ sau bữa ăn có thể gây thiếu máu não và thiếu oxy, gây nhức đầu, chóng mặt hoặc ngất và làm trầm trọng thêm các triệu chứng thiếu máu.

Đối với những người dễ ốm, cơ thể yếu nếu đi dạo sau bữa ăn có thể làm tăng gánh nặng cho cơ thể và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não.

Bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày đi lại nhiều sau ăn cũng sẽ khiến thức ăn khó tiêu hóa tốt, càng tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho bệnh ngày càng nặng.

Người xưa nói: amp;#34;Đi bộ 100 bước sau bữa ăn sẽ sống đến 99amp;#34;, nhưng lưu ý 4 điều nếu không có thể hủy hoại sức khỏe - 3

2. Bệnh mạch vành, tim mạch

Sau khi ăn no, tim liên tục bơm máu để cung cấp đủ máu cho đường tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Bệnh nhân bị bệnh mạch vành dễ gây ra các cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim nếu tập thể dục ngay sau bữa ăn.

Do đó, những người mắc bệnh mạch vành chỉ nên đi bộ sau khi ăn khoảng 1 tiếng và tốc độ đi bộ không nên quá nhanh.

Tóm lại, đi bộ sau bữa ăn rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng thích hợp, nhất là những bệnh nhân kể trên không được đi bộ ngay sau bữa ăn để tránh ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Một người bình thường thường đi bộ khoảng 60 bước mỗi phút, cánh tay buông thõng thoải mãi. Nếu có tuổi hay chân tay yếu, nên đi bộ tùy theo thể trạng của mình, không nên gắng sức.

7 kiểu đi bộ dễ gây hại sức khỏe, nhiều người vô tư làm chục năm mà không biết
Đi bộ là một trong những cách vận động đơn giản, được chứng minh có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu không chú ý tới những thói quen nhỏ dưới đây, bạn có thể gặp tác dụng phụ gây hại.

Thói quen có hại

MINH MINH (Dịch từ Abulowang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thói quen có lợi