Đi bộ thể dục mà thấy 6 triệu chứng này xuất hiện, bạn phải đi khám ngay kẻo có thể không có cơ hội sống lâu

MINH MINH - Ngày 02/09/2023 14:00 PM (GMT+7)

Đi bộ là thói quen tốt để tăng cường vận động nhưng nếu bạn đi bộ và gặp những biểu hiện sau thì nên cẩn thận đi khám sớm trước khi tuổi thọ bị rút ngắn.

Đi bộ tưởng chừng là việc bình thường nhưng đôi khi nó có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe của một người. Đặc biệt với người trung niên và người cao tuổi, nếu những đặc điểm này xuất hiện khi đi lại rất có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tật.

Đau lòng bàn chân khi đi bộ - Cảnh giác với cơn đau thắt ngực

Zhang Jian, giám đốc Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện Lồng ngực Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết vào năm 2019, ông từng gặp một bệnh nhân luôn có cảm giác như vậy. Sau khi được phẫu thuật đặt stent, cơn đau khi đi lại biến mất ngay lập tức. 

Đau như kim châm ở lòng bàn chân có thể là dấu hiệu của chứng đau thắt ngực. Mặc dù triệu chứng này hiếm gặp nhưng bạn cũng nên chú ý vì đó có thể là lời cảnh báo tim gặp vấn đề. 

Đi bộ thể dục mà thấy 6 triệu chứng này xuất hiện, bạn phải đi khám ngay kẻo có thể không có cơ hội sống lâu - 1

Đau răng hoặc đau hàm khi đi bộ - Cảnh giác với bệnh nhồi máu cơ tim

Qin Haidong, Giám đốc Khoa Cấp cứu của Bệnh viện số 1 Nam Kinh, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) cho biết trong một số trường hợp, nhồi máu cơ tim có thể biểu hiện dưới dạng đau răng hoặc đau quai hàm. Loại đau răng này cũng liên quan đến việc tập thể dục chẳng hạn như khi đi bộ, bạn có thể cảm thấy đau răng hoặc hàm, kèm theo đó là các triệu chứng khác như đau ngực, đau vai,... Tuy nhiên khi bạn nghỉ ngơi thì cơn đau chấm dứt.

Khi đi bộ, một tay không thể di chuyển - Cẩn trọng với bệnh Parkinson

Bác sĩ phẫu thuật thần kinh người Trung Quốc He Jianghong cho biết nếu khi đi bộ mà một bên cánh tay đung đưa bình thường, trong khi bên kia hầu như không cử động thì đó có thể là triệu chứng của bệnh Parkinson.

Nói chung, các triệu chứng ban đầu của bệnh Parkinson chủ yếu là dáng đi hơi cúi, lao về phía trước do mất trọng tâm. Còn sự giảm khả năng phối hợp cánh tay thường xảy ra ở giai đoạn giữa và cuối của bệnh Parkinson.

Đi bộ thể dục mà thấy 6 triệu chứng này xuất hiện, bạn phải đi khám ngay kẻo có thể không có cơ hội sống lâu - 2

Bước đi như người say - Cảnh giác với chứng teo tiểu não

Theo bác sĩ He Jianghong, chức năng của tiểu não chủ yếu là duy trì sự cân bằng của cơ thể, chẳng hạn như nó sẽ điều chỉnh sức mạnh và tư thế của bàn chân sao cho phù hợp với bề mặt nghiêng, phẳng, cứng hay mềm mà chân chúng ta dẫm lên.

Sau khi bị tổn thương tiểu não, khả năng đánh giá này sẽ bị suy giảm dẫn tới bước đi loạng choạng như say rượu, chân tay cũng yếu hơn.

Đau lưng và tê chân, không nghỉ ngơi thì không thể đi lại được - Cảnh giác với chứng hẹp ống sống thắt lưng

Bác sĩ Zhang Shuncong, trưởng khoa Cột sống tại Bệnh viện liên kết số 1 của Đại học Y học Trung Quốc cho biết một số người cao tuổi bị tê ở chi dưới và đau thắt lưng sau khi đi bộ nhưng khi ngồi xuống nghỉ ngơi lại không còn hiện tượng này.

Do đó, họ thường chủ quan không đi khám cho đến khi tình trạng tê chân không thuyên giảm, cơn đau ngày càng trầm trọng, thậm chí xảy ra tình trạng són phân.

Điều này có thể liên quan tới căn bệnh hẹp ống sống thắt lưng làm chèn ép các rễ thần kinh đi qua không gian bên trong đốt sống. Kết quả là không chỉ gây teo cơ, yếu cơ, suy nhược mà cũng có thể làm tổn thương chức năng thần kinh và ảnh hưởng đến việc đi tiểu và đại tiện. Một khi các triệu chứng tê ở thắt lưng, mông hoặc chân xảy ra, đừng lơ là và tìm cách điều trị y tế càng sớm càng tốt.

Đi bộ thể dục mà thấy 6 triệu chứng này xuất hiện, bạn phải đi khám ngay kẻo có thể không có cơ hội sống lâu - 3

Đau chân khi đi lại và ngủ - Cảnh giác với bệnh xơ cứng động mạch chi dưới

Bác sĩ Wang Wei, trưởng Khoa Phẫu thuật Mạch máu của Bệnh viện Xiangya thuộc Đại học Trung Nam (Trung Quốc) từng cảm thấy bắp chân nặng, lạnh và luôn đau nhức. Sau đó, bác sĩ cũng ngày càng không thể đi bộ được lâu, chân đau nhức dù nằm nghỉ và thường xảy ra vào ban đêm. 

Sau đó bác sĩ mới phát hiện ra đó là do bị xơ cứng động mạnh chi dưới. Trong một số trường hợp nặng, căn bệnh này còn xuất hiện biểu hiện bầm tím và loét bàn chân, ngón chân.

Người cao tuổi có các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, tiểu đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp có nguy cơ mắc xơ cứng động mạch cao hơn. Nếu thấy màu da của một bàn chân nhạt hơn bên kia và nhiệt độ da của một bên chân thấp hơn bên kia thì nên đến bệnh viện để khám kịp thời.

4 dấu hiệu ở chân cho thấy tế bào ung thư bắt đầu làm loạn, không khám nhanh thì khó cứu vãn
Dấu hiệu ung thư có thể biểu hiện ở trên chân nhưng lại ít người để ý kỹ tới điều đó.

Bệnh ung thư

Theo MINH MINH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác