Dù đàn ông hay phụ nữ có 3 dấu hiệu này khi ngủ cẩn thận bệnh tiểu đường đến gần

HÀ VŨ. - Ngày 22/07/2020 20:09 PM (GMT+7)

Khi các dấu hiệu sau xuất hiện trong cơ thể khi ngủ, điều đó có nghĩa là lượng đường trong máu đã vượt quá tiêu chuẩn, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người bị mắc bệnh tiểu đường, nó đang là một căn bệnh nan y. Một khi bạn mắc bệnh tiểu đường, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, thậm chí biến chứng dẫn đến tử vong. Do đó, để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, kiến nghị mọi người nên chú ý đến chế độ ăn uống và lưu tâm đến những thay đổi trong cơ thể.

Khi các dấu hiệu sau xuất hiện trong cơ thể khi ngủ, điều đó có nghĩa là lượng đường trong máu đã vượt quá tiêu chuẩn, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra.

1. Khát nước

Dù đàn ông hay phụ nữ có 3 dấu hiệu này khi ngủ cẩn thận bệnh tiểu đường đến gần - 1

Trong trường hợp bình thường, nếu ăn phải thực phẩm quá mặn, cơ thể mất nước nghiêm trọng, mới xuất hiện tình trạng khát nước. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu vượt quá giới hạn, nồng độ đường cao, tế bào mất nước nghiêm trọng, và khả năng tái hấp thu nước của ống thận bị suy yếu, dẫn đến khát nước bất thường, thường sẽ có biểu hiện uống rất nhiều nước, rõ ràng uống lượng nước lớn, nhưng vẫn cảm thấy khát.

Nếu cơn khát thường xuyên xảy ra trong khi ngủ, cần phải chú ý, có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Kiến nghị bạn nên đến bệnh viện kịp thời để kiểm tra lượng đường trong máu. Thông qua uống thuốc đều đặn, kiểm soát chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên, có thể làm giảm lượng đường trong máu.

2. Yếu và tê chân tay

Dù đàn ông hay phụ nữ có 3 dấu hiệu này khi ngủ cẩn thận bệnh tiểu đường đến gần - 2

Lượng đường trong máu quá cao sẽ khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại, lưu thông máu bị tắc nghẽn, máu đến tay chân bị chậm lại và các triệu chứng thiếu máu thường xuyên xảy ra, dẫn đến tê liệt chân tay. Khi xuất hiện những triệu chứng trên, nhất định không được bỏ qua, bởi vì bệnh tiểu đường phát triển rất nhanh và tác hại mà nó mang lại cho sức khỏe rất nghiêm trọng.

Khi ngủ tứ chi suy yếu, tê chân tay là biểu hiện đầu tiên của lượng đường trong máu cao, nếu không thay đổi chế độ ăn uống, rất dễ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra một số biến chứng, khi nó trở nên nghiêm trọng, các chi không còn tê và mất ý thức. Do đó, tê liệt các chi xuất hiện, cần phải chú ý đến tình trạng đường trong máu quá cao, trì hoãn sẽ làm tăng độ trầm trọng của bệnh.

3. Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm

Dù đàn ông hay phụ nữ có 3 dấu hiệu này khi ngủ cẩn thận bệnh tiểu đường đến gần - 3

Cho dù đó là lượng đường trong máu cao hay triệu chứng của bệnh tiểu đường đều có dấu hiệu: đi tiểu thường xuyên vào ban đêm. Dấu hiệu này cũng là do khô miệng và khát nước bất thường, sau khi uống nhiều nước, bạn cũng sẽ đi tiểu thường xuyên vào ban đêm. Lượng đường trong máu quá mức thực sự đã ảnh hưởng đến chức năng thận.

Cơ chế điều chế của thận bị rối loạn và khả năng hấp thụ nước của thận trở nên kém. Do đó, những người có lượng đường trong máu quá mức không thể ngủ yên cả đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn có triệu chứng tiểu đêm thường xuyên trong một thời gian dài, cần phải đến viện để kiểm tra.

Các biện pháp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao

1. Thuốc: Nếu bạn “nghiêm túc” muốn kiểm soát lượng đường trong máu, thì điều quan trọng là bạn nên dùng thuốc theo toa cho bệnh tiểu đường một cách thường xuyên mà không bỏ qua cũng như không dùng quá liều.

Dù đàn ông hay phụ nữ có 3 dấu hiệu này khi ngủ cẩn thận bệnh tiểu đường đến gần - 4

2. Tập Yoga: Yoga không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu mà còn giữ cho cơ thể khỏe mạnh và chữa được nhiều bệnh khác. Ngoài ra, nó giúp cho việc lưu thông máu tốt hơn đến các bộ phận khác nhau của cơ thể làm cho bạn cảm thấy rất năng động và trẻ hóa.

3. Đi dạo: Đó là một bài tập vừa phải giúp cơ thể bằng cách làm cho nhịp tim đập hơi nhanh. Vì quá trình sử dụng rất nhiều glucose trong cơ thể, lượng đường sẽ giảm. 30 phút đi bộ mỗi ngày là đủ để kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, đi bộ giúp cải thiện và tăng cường hoạt động của insulin để giảm mức glucose trong cơ thể.

4. Chế độ ăn phù hợp: Hãy chăm sóc lượng carb của bạn kể từ khi chúng bị phá vỡ để tăng mức glucose trong cơ thể của bạn. Cũng bao gồm nhiều chất xơ và thức ăn thô trong chế độ ăn uống thường xuyên của bạn để cải thiện mức glucose là tốt. Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI) giúp bạn kiểm soát lượng đường.

5. Bù nước: Giữ cho cơ thể bạn đủ nước tốt bằng cách uống nhiều nước vì lượng nước đủ giúp duy trì lượng đường trong máu thấp hơn.

Dù đàn ông hay phụ nữ có 3 dấu hiệu này khi ngủ cẩn thận bệnh tiểu đường đến gần - 5

6. Ngủ đúng giấc: Không ngủ đủ giấc có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao và tăng sự thèm ăn. Nếu giấc ngủ của bạn bị gián đoạn do thường xuyên phải đi tiểu thì đó có thể là dấu hiệu của đường huyết cao

7. Giám sát lượng đường huyết đúng cách: Một trong những cách để kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả là theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên tại nhà. Theo dõi đúng cách giúp bạn xác định nguyên nhân khiến lượng đường của bạn dao động, nó cũng giúp bạn thực hiện các biện pháp khắc phục ngay lập tức để kiểm soát lượng đường trong máu.

Nếu gặp 4 hiện tượng này khi ngủ nên đi khám ngay trước khi mất mạng vì đột quỵ
Ngày nay, mọi người có thể hay nghe thấy từ "máu đặc", có nghĩa là máu có độ nhớt cao hay còn gọi là hội chứng tăng độ nhớt máu. Nguyên nhân dẫn đến...
HÀ VŨ. Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tiểu đường..