Đứa bé 3 tuổi suýt chết vì ong đốt, hành động của người mẹ đã cứu sống đứa trẻ

Ngày 26/08/2019 19:00 PM (GMT+7)

Chia sẻ của bác sĩ Quách Đào, trưởng Khoa cấp cứu tại Bệnh viện số 1 Đại học Bắc Kinh về trường hợp cô bé 3 tuổi bị ong đốt, cách xử trí nhanh chóng của người mẹ rất đáng được tuyên dương.

Một người mẹ đưa đứa trẻ 3 tuổi đến Bệnh viện số 1 Đại học Bắc Kinh vì bị ong đốt, mặc dù rất lo lắng nhưng biểu hiện của cô rất bình tĩnh nói: "Bác sĩ, con gái tôi vừa mới chơi ở trong công viên, bị con ong đốt, hiện tại con nói rằng cổ họng không thoải mái. Tôi sợ đứa bé xuất hiện tình trạng dị ứng nên đã vội vàng đưa con đến bệnh viện, tôi có xem một bài báo nói về trẻ bị dị ứng sau khi ong đốt, tôi sợ đứa bé xuất hiện dị ứng rồi mới đến bệnh viện thì không kịp, nên tôi đã đưa con đến viện luôn”.

Bác sĩ Quách Đào hỏi: "Đứa trẻ bao nhiêu tuổi, con ong chích ở chỗ nào?" Người mẹ cho biết: "Cháu 3 tuổi, bị ong đốt ở bắp chân, sau khi bị ong đốt cháu không ngừng khóc, tôi đã dùng thẻ xe bus để gạt nọc độc ra, sau đó dùng nước lạnh xối lên, cơn đau của cháu đã được giảm nhẹ”. Mẹ của đứa trẻ vừa nói vừa đưa điện thoại cho bác sĩ xem hình ảnh cô đã chụp trước và sau khi bỏ nọc độc của ong đốt.

Đứa bé 3 tuổi suýt chết vì ong đốt, hành động của người mẹ đã cứu sống đứa trẻ - 1

Hình ảnh khi bị ong đốt.

Đứa bé 3 tuổi suýt chết vì ong đốt, hành động của người mẹ đã cứu sống đứa trẻ - 2

Và sau khi người mẹ rút ngòi chích của ong.

Người mẹ nhìn thấy bác sĩ không ngừng gật đầu, tâm trạng bất an đã lắng xuống rất nhiều. Bác sĩ Quách Đào nói: “Chị làm rất tốt, đứa trẻ xuất hiện tình trạng cổ họng khó chịu có thể là điềm báo phản ứng dị ứng toàn thân, hiện tại mặc dù huyết áp, nhịp thở, nhịp tim của đứa trẻ đang ở trạng thái bình thường nhưng đưa đứa trẻ đến viện để quan sát là một việc làm đúng đắn”. Bác sĩ khẳng định việc làm của người mẹ trẻ này là tốt và kê một số loại thuốc bôi cho trẻ, sau đó cho đứa trẻ ở lại bệnh viện để quan sát.

Khoảng 20 phút sau, bác sĩ nhận được điện thoại của y tá nói: "Đứa trẻ mới bị thường bởi ong đốt đã xuất hiện phát ban lớn, tiểu tiện không tự chủ và khó thở." Bác sĩ vội chạy đến khu vực quan sát, thông báo chuẩn bị cấp cứu. Bác sĩ cảm nhận được sự hoảng loạn thực sự của người mẹ bởi mọi thứ phát triển quá nhanh.

Lúc này, tình trạng của trẻ là không đo được huyết áp, thở nhanh, toàn thân nổi mẩn đỏ lớn, mặt tái nhợt, tiểu không tự chủ. Công cuộc cấp cứu của các bác sĩ với đứa trẻ vẫn đang diễn ra trong căng thẳng. Sau 10 phút, đứa trẻ mở mắt ra, khuôn mặt trở nên hồng hào và huyết áp tăng lên 85-50. Sau đó đứa trẻ được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt và quan sát trong 24 giờ.

Vài ngày sau, mẹ đứa trẻ đến phòng khám của bác sĩ Quách Đào gửi lời cảm ơn. Bác sĩ Quách Đào nói: “Thực tế, chính chị là người đã cứu đứa trẻ. Sự phán đoán và sơ cứu kịp thời của chị đã cứu đứa trẻ. Sau khi đứa trẻ không thoải mái, chọn đến bệnh viện là việc làm vô cùng đúng đắn”.

Phương pháp sơ cứu khi trẻ bị ong đốt

Đứa bé 3 tuổi suýt chết vì ong đốt, hành động của người mẹ đã cứu sống đứa trẻ - 3

Ong đốt nếu khôg được xử lý kịp thời có thể dẫn đến mất mạng. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Quách Đào nhấn mạnh rằng, các triệu chứng ngộ độc hệ thống và cục bộ có thể xảy ra sau khi bị ong đốt, nếu không kịp thời cấp cứu, có thể đe dọa đến tính mạng. Theo giải thích, ong đốt thường xảy ra ở các bộ phận tiếp xúc như đầu, mặt, cổ, mu bàn tay, bắp chân, đại đa số bệnh nhân sẽ bị đau, nóng rát, đỏ và ngứa ở vết ong đốt. Các triệu chứng toàn thân như ớn lạnh, sốt, chóng mặt, đánh trống ngực hoặc co giật, phù phổi, hạ đường huyết, hôn mê hoặc sốc, có thể dễ dàng dẫn đến tử vong.

Do vậy, khi bị ong đốt cần phải biết cách sơ cứu.

- Không dùng tay để nặn lấy ngòi độc. Bác sĩ Quách Đào nói rằng sau khi ong đốt, túi độc và cơ trên đuôi kim vẫn di chuyển, liên tục bóp túi độc và giải phóng nọc độc. Dùng tay nặn ngòi độc có thể khiến túi độc vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể. Phương pháp chính xác là khều nhẹ bằng móng tay hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra.

- Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng.

- Cho trẻ uống nước để thải bớt độc tố. Vết phát ban đỏ và ngứa cục bộ có thể bôi thuốc mỡ bên ngoài da.

- Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt khi có các biểu hiện như khó thở, khó nuốt, chóng mặt, da xanh nhợt,…

Bé gái tử vong vì ong đốt, bác sĩ viết nhật ký trực cảnh báo sai lầm của gia đình
Câu chuyện này là nhật ký trực của một bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Qúy Châu, Trung Quốc trong qua trình cứu chữa bệnh nhân đã nhận ra...
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp