Để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như khả năng sống thọ của bản thân, bạn có thể dựa vào 3 chỉ số dưới đây.
Chiều cao của người bình thường ở mỗi nơi mỗi khác, chiều cao của mỗi người cũng sẽ thay đổi theo chủng tộc và môi trường sống. Ngày nay, mọi người đều rất quan tâm tới vấn đề phát triển chiều cao và cho rằng càng cao lớn càng tốt.
Tuy nhiên liệu cao có thực sự là một lợi thế?
Nghiên cứu của Mỹ: Chiều cao liên quan tới nguy cơ ung thư, cứ cao thêm 10cm thì tăng 14%
Hầu hết mọi người có lẽ muốn cao hơn là thấp nhưng cao lớn cũng có thể có mặt trái. Những người có vóc dáng cao lớn hơn có thể dễ bị ung thư hơn - đây là kết quả một nghiên cứu được các học giả tại Đại học Johns Hopkins, Mỹ công bố.
Kết quả phân tích mẫu từ 280.660 bệnh nhân ung thư đại trực tràng và 14.139 bệnh nhân u tuyến đại trực tràng, cho thấy cứ tăng 10cm chiều cao thì nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng 14% và nguy cơ u tuyến tăng 6%.
Khi những dữ liệu này được gộp chung với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa ung thư và chiều cao ở nam giới và phụ nữ tại châu Âu, châu Á, châu Đại Dương và Bắc Mỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy các nguy cơ là tương tự nhau.
Các nhà nghiên cứu cho biết điều này có thể là do những người cao hơn có nhiều hormone tăng trưởng hơn và các tế bào phân chia càng nhanh thì các tế bào ung thư càng có xu hướng phát triển và có tuổi thọ ngắn hơn.
Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu khác kỹ lưỡng hơn để xác thực rõ kết luận này.
3 chỉ số thể hiện cơ thể khỏe mạnh hay không, bạn đáp ứng được bao nhiêu?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ nhất định giữa kích thước cơ thể con người với sức khỏe và tuổi thọ. Hình dạng cơ thể của một người bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chế độ ăn uống và hoạt động thể chất trong quá trình tăng trưởng. Đặc điểm cơ thể khác nhau có mức độ sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh khác nhau.
Lấy trọng lượng cơ thể làm ví dụ, việc giảm cân quá mức sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể và tăng khả năng dễ mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Những người béo phì có nhiều khả năng mắc các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch, một số loại ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.
Do đó, dáng người có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe. Nói chung, nếu 4 kích thước cơ thể sau đây được duy trì trong tiêu chuẩn khỏe mạnh thì có thể giảm nguy cơ bệnh tật và tăng khả năng sống thọ.
1. Chỉ số BMI
Chỉ số khối cơ thể BMI được tính theo công thức cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét). Công thức tính này được áp dụng với người trưởng thành, từ 20 tuổi trở lên. Dưới đây là bảng đánh giá kết quả:
- Dưới 18,5: Thiếu cân
- 18,5 - 24,9: Cân nặng bình thường
- 25,0 - 29,9: Thừa cân
- Từ 30.0 trở lên: Béo phì
2. Chu vi cổ
Một chiếc cổ dày không chỉ chứng tỏ có nhiều mỡ mà còn là yếu tố làm tăng nguy cơ rung nhĩ và xơ vữa động mạch. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những thay đổi trong chu vi cổ có liên quan đến vùng mỡ nội tạng, với sự gia tăng 5% chu vi cổ có liên quan đến nguy cơ béo bụng tăng 36%.
Nói chung, chu vi cổ của nam giới không nên vượt quá 38cm, và chu vi cổ của phụ nữ không nên vượt quá 35cm.
3. Tỷ lệ eo/hông
Tỷ lệ eo/hông là thước đo sức khỏe của một người chính xác hơn chỉ số BMI. Tỷ lệ eo/hông là một chỉ số quan trọng, những người có tỷ lệ eo/hông cao có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ, bệnh tim mạch vành và các bệnh tim khác cao hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ tăng 0,1 tỷ lệ vòng eo/hông thì nguy cơ tử vong sớm tăng 34% đối với nam giới và 23% đối với phụ nữ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng giá trị giới hạn của tỷ lệ eo/hông là 0,90 đối với nam và 0,85 đối với nữ. Khi tỷ lệ eo/hông lớn hơn giá trị này có nghĩa là cơ thể bạn đang béo phì và cần chú ý giảm mỡ nội tạng. Do đó, nếu bạn có một chiếc eo dày, ngấn mỡ, đó có thể là tín hiệu không hề tốt.