Hormone tăng trưởng tiết nhiết nhất lúc 9-11h tối, trẻ không ngủ lúc này liệu sau có thấp bé? Chuyên gia tiết lộ sự thật

MINH MINH - Ngày 11/02/2023 19:00 PM (GMT+7)

Nhiều cha mẹ lo lắng con không đi ngủ sớm sẽ bỏ lỡ "thời gian vàng" tiết ra hormone tăng trưởng. Liệu điều này có đúng?

Nhiều bậc cha mẹ đã nghe nói rằng 9-11 giờ tối là thời điểm hormone tăng trưởng và phát triển của con người tiết ra mạnh nhất. Nếu trẻ ngủ quá muộn sẽ bỏ lỡ quá trình tiết hormone tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là chiều cao. 

Tuy nhiên, chuyên gia tư vấn về giấc ngủ người Trung Quốc Zhu Xiaojie lại tiết lộ một sự thật khác về hormone tăng trưởng có thể khiến bậc phụ huynh phải thay đổi suy nghĩ về thói quen ngủ và sự phát triển của trẻ. 

Trẻ ngủ muộn có bỏ lỡ thời gian đỉnh điểm tiết hormone tăng trưởng?

Theo chuyên gia Zhu Xiaojie, thông tin đi ngủ muộn sẽ bỏ lỡ thời kỳ cao điểm tiết hormone tăng trưởng tuy được truyền bá rộng rãi nhưng không hợp lý.

Trước hết, đi ngủ muộn chỉ là một khái niệm tương đối, cần tính đến độ tuổi và thời gian biểu trong ngày của trẻ để xác định thời gian ngủ phù hợp. 

Trẻ ở độ tuổi khác nhau cần đi ngủ vào những thời điểm khác nhau. (Ảnh minh họa)

Trẻ ở độ tuổi khác nhau cần đi ngủ vào những thời điểm khác nhau. (Ảnh minh họa)

Nói chung, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các độ tuổi khác nhau, thời gian đi ngủ buổi tối tập trung vào các khoảng thời gian sau:

- Trẻ dưới một tuổi thường buồn ngủ trong khoảng từ 18h30 đến 20h30.

- Trẻ 1-2 tuổi thường buồn ngủ trong khoảng từ 19h30 đến 21h.

- Trẻ 2-3 tuổi thường buồn ngủ trong khoảng từ 20h đến 21h.

Nếu trẻ ngủ muộn hơn khoảng thời gian thông thường như trên, có thể coi là ngủ muộn.

Thứ hai, hormone tăng trưởng không được tiết ra vào một thời điểm cố định

Hormone tăng trưởng sẽ được tiết theo chu kỳ trong vòng 24 giờ, có nghĩa là có thời điểm sẽ tăng tiết hormone trong một thời gian ngắn và có thời điểm sẽ trở lại mức tiết hormone bình thường. 

Và rất nhiều bằng chứng cho thấy thời gian tiết hormone cao điểm có liên quan mật thiết đến giai đoạn ngủ sâu. Giấc ngủ sâu sẽ bắt đầu xuất hiện sau khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, và các nhà nghiên cứu sử dụng cường độ của sóng não Beta để đánh giá liệu chúng ta có đang ngủ sâu hay không. 

Sơ đồ phía trên trong hình ảnh dưới đây cho thấy sự thay đổi của sóng não Beta (tức là giai đoạn ngủ sâu) sau khi chìm vào giấc ngủ. Và sơ đồ phía dưới cho thấy sự thay đổi về tốc độ tiết hormone tăng trưởng sau khi chìm vào giấc ngủ.

Hormone tăng trưởng tiết nhiết nhất lúc 9-11h tối, trẻ không ngủ lúc này liệu sau có thấp bé? Chuyên gia tiết lộ sự thật - 2

Sau khi so sánh, bạn có thấy sự tiết hormone tăng trưởng cao nhất về cơ bản xảy ra đồng thời với giấc ngủ sâu. Không chỉ vậy, nghiên cứu còn phát hiện thời gian ngủ và sự tiết hormone tăng trưởng cũng có mối quan hệ tuyến tính rõ ràng, tức là thời gian ngủ sâu càng dài thì lượng hormone tăng trưởng tiết ra càng nhiều. 

Một nghiên cứu nước ngoài khác chứng minh thêm rằng thời điểm tiết hormone tăng trưởng cao nhất không theo giờ giấc cố định. Khi giờ đi ngủ của một người sớm hơn hoặc trễ hơn 3 giờ, thì thời gian tiết hormone tăng trưởng cao nhất của họ cũng sẽ tăng hoặc chậm hơn 3 giờ.

Tóm lại, thời gian và cường độ tiết ra hormone tăng trưởng không liên quan mật thiết đến thời điểm đi ngủ, Do đó, việc đi ngủ muộn sẽ không ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tăng trưởng.

Cha mẹ không cần quá lo lắng việc đi ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, chỉ cần bé ngủ ngon, dù ngủ muộn hơn những đứa trẻ khác thì hormone tăng trưởng trong cơ thể trẻ cũng chỉ bắt đầu tiết ra muộn hơn một chút so với những người khác chứ không tiết ra ít hơn.

Làm thế nào để biết trẻ đang ngủ ngon?

Ba điều kiện để đánh giá chất lượng giấc ngủ có tốt hay không là: Thời lượng giấc ngủ, tính liên tục của giấc ngủ và trạng thái cảm xúc trong ngày.

Thời gian ngủ

Trẻ sơ sinh ở các độ tuổi khác nhau có nhu cầu ngủ khác nhau, bạn có thể tham khảo biểu đồ bên dưới.

Bảng thời gian ngủ của trẻ từ dưới 1 tuổi đến trên 18 tuổi.

Bảng thời gian ngủ của trẻ từ dưới 1 tuổi đến trên 18 tuổi. 

Qua bảng có thể thấy, khi bé lớn lên, nhu cầu ngủ ngày tiếp tục giảm nhưng thời lượng giấc ngủ ban đêm luôn ở mức tương đối ổn định, khoảng 10 đến 11 tiếng. Những em bé không ngủ đủ giấc vào ban đêm có nhiều khả năng bị thiếu ngủ về lâu dài.

Đặc biệt với những bé ngủ muộn, cha mẹ cần chú ý xem bé có tình trạng đi ngủ muộn dậy sớm hay không. Nếu bé ngủ muộn dậy sớm, cộng với thời gian ngủ trưa trong ngày, tổng thời gian ngủ ít hơn, thì tiếp tục để bé đi ngủ muộn là không tốt.

Tính liên tục của giấc ngủ 

Nếu trẻ thường xuyên thức giấc vào ban đêm và khó ngủ lại, chẳng hạn như đòi bú lâu, ngậm lâu, thậm chí thức dậy mà không bú mẹ, thì giấc ngủ của trẻ vào ban đêm sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, cha mẹ cần hiểu rằng giấc ngủ liên tục không có nghĩa là trẻ bất động trong khi ngủ. Sau khi bé ngủ say, sẽ định kỳ phát sinh các cử động khác nhau như lật người, quờ quạng tay chân, dường như bé ngủ không ngon, nhưng thực tế đó là điều bình thường.

Đồng thời, cả đêm bé ngủ cũng sẽ trải qua 5-6 lần ngắn ngủi thức trong quá trình chuyển đổi chu kỳ, đây cũng là điều khó tránh khỏi, chỉ cần bé có thể thuận lợi ngủ lại là không có vấn đề gì.

Trạng thái cảm xúc trong ngày

Mặc dù nhu cầu ngủ của mỗi đứa trẻ là riêng biệt, nhưng bất kỳ tình trạng thiếu ngủ nào cũng có thể ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của trẻ trong ngày.

Khi trẻ có biểu hiện: bám nhiều hơn, cáu kỉnh, quấy khóc, thiếu tập trung khi vui chơi nghĩa là chất lượng giấc ngủ của trẻ đang có vấn đề.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ như thế nào?

Lịch trình ngủ đều đặn

Nhiều vấn đề về giấc ngủ của trẻ sơ sinh thực sự là do cha mẹ làm việc và nghỉ ngơi không điều độ. Làm việc và nghỉ ngơi không điều độ sẽ khiến cha mẹ thiếu tự tin trong việc sắp xếp thời điểm cho bé đi ngủ, dẫn đến bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để bé chìm vào giấc ngủ.

Đối với trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi, cha mẹ nên quan sát tính đều đặn tín hiệu ngủ của trẻ, làm quen với tín hiệu ngủ của trẻ và sắp xếp giấc ngủ theo tín hiệu đó.

Đối với trẻ trên 4 tháng tuổi, cha mẹ có thể ổn định hơn nữa thói quen ngủ trưa của trẻ, thiết lập đồng hồ sinh học ngủ trưa và mô hình đồng hồ sinh học ban đêm, đồng thời biến việc thức dậy và nghỉ ngơi đều đặn trở thành thói quen và trạng thái tự nhiên.

Thiết lập cho trẻ một lịch trình ngủ đều đặn sẽ giúp trẻ dễ ngủ và ngủ đúng giờ hơn. (Ảnh minh họa)

Thiết lập cho trẻ một lịch trình ngủ đều đặn sẽ giúp trẻ dễ ngủ và ngủ đúng giờ hơn. (Ảnh minh họa)

Giờ đi ngủ

Jodi, một chuyên gia về giấc ngủ nổi tiếng của Mỹ, và nhóm của bà đã tiến hành một thí nghiệm có kiểm soát kéo dài 3 tuần với 405 bà mẹ và con của họ.

Các thí nghiệm đã phát hiện ra rằng chỉ cần thiết lập một loạt thói quen ngủ cố định có thể cải thiện đáng kể tình trạng chậm ngủ của trẻ, giảm số lần và thời gian thức giấc ban đêm, tăng tính liên tục của giấc ngủ. Ví dụ như sau:

- Trước tiên hãy giảm ánh sáng trong phòng ngủ và giữ cho môi trường trong nhà tương đối yên tĩnh;

- Sau đó, bạn có thể sắp xếp để tắm cho em bé, massage, thay đồ ngủ và cho em bé ăn;

- Kể cho bé nghe một câu chuyện ngắn/hát một bài hát ru/đọc một cuốn sách tranh, chúc bé ngủ ngon sau khi bú và tiếp tục giúp bé bình tĩnh lại;

Lúc này, bé hẳn đã rất buồn ngủ, sau đó bạn có thể tắt đèn, cuối cùng là bình tĩnh ôm bé vào lòng, đợi bé lim dim rồi đặt bé xuống để bé tự ngủ hoặc ngủ cùng mẹ.

Phát triển khả năng ngủ của bé

Ngủ ngon là một khả năng có thể được phát triển với sự hỗ trợ phù hợp. Thay thế các phương pháp xoa dịu cường độ cao bằng các phương pháp xoa dịu cường độ thấp là một chiến lược phổ biến mà chúng ta thường sử dụng.

Ví dụ, hiện tại bé vẫn còn tình trạng lệ thuộc khi ngủ bằng cách bú mẹ, bạn có thể cân nhắc sử dụng cách ôm ấp thay vì bú mẹ để ngủ, chuyển từ ngủ trên tay sang ngủ trên giường, và chuyển từ ngủ với mẹ sang ngủ một mình.

Bác sĩ chỉ ra 2 khung giờ vàng hormone tăng trưởng tiết ra mạnh nhất
Cha mẹ nào cũng muốn con cao lớn, khỏe mạnh nhưng lại chỉ quan tâm tới vấn đề ăn gì để con cao lớn mà quên mất giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng.

Phát triển chiều cao cho trẻ

Theo MINH MINH (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách