Làm mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe người phụ nữ thế nào: Lợi, hại và những điều kỳ lạ ít ai biết

Ngày 08/05/2022 06:45 AM (GMT+7)

Nhiều nghiên cứu cho thấy hồ sơ sức khỏe của các bà mẹ khác với những phụ nữ chưa sinh nở. Việc làm mẹ mang lại một số lợi ích sức khỏe bất ngờ, cũng như không ít rủi ro đáng ngạc nhiên - và đôi khi, quá trình này có thể hết sức kỳ lạ.

Yêu thương, lo lắng, hãnh diện và mệt nhoài - bất kỳ người mẹ nào cũng sẽ nói với bạn rằng làm mẹ là một quá trình tung hứng liên tục với bao cảm xúc thăng trầm. Nó vừa rút kiệt bạn vào giây trước, lại có thể khiến bạn ngập tràn niềm vui ở phút sau. Cơ thể bạn trải qua những thay đổi lớn lao khi mang thai. Còn sau khi con chào đời, bạn hầu như sẽ chẳng mấy khi được ngủ thỏa thê như ý thích - hay có khi phải đợi tới khi con vào đại học?

Vậy thực sự việc trở thành mẹ có thể tác động thế nào tới cơ thể, sức khỏe của một người phụ nữ, mời bạn cùng tìm hiểu nhân Ngày của mẹ hôm nay - 8/5. 

Làm mẹ - những ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe, cuộc sống của phụ nữ

Giảm nguy cơ ung thư vú

Về lâu dài, có con có thể mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kể. Theo National Cancer Institute NCI), phụ nữ đã có con ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Mang thai làm giảm tiếp xúc với một số hormone có liên quan đến ung thư vú. (Điều này liên quan đến thực tế là kinh nguyệt ngừng lại khi phụ nữ mang thai). NCI cũng báo cáo rằng việc cho con bú có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú vì sự “trưởng thành” mà các tế bào vú trải qua để sản xuất sữa có thể ngăn cản các tế bào này ung thư.

img alt src/upload/2-2022/images/2022-05-07/lam-me-1651939596-902-width780height390.jpg stylewidth: 600px; height: 300px; /

Giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Một lợi thế sức khỏe khác cho các bà mẹ cho con bú là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một nghiên cứu lớn năm 2009 đã chỉ ra rằng những bà mẹ cho con bú ít nhất 12 tháng trong đời có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường thấp hơn những người không bao giờ cho con bú. 

Một bộ não lớn hơn?

Bạn có thể gặp phải tình trạng nhớ nhớ quên quên trong vài tháng đầu sau sinh (tình trạng còn được gọi là “não mẹ - não cá vàng”), nhưng nghiên cứu ở Canada cho thấy phần não chịu trách nhiệm ghi nhớ không gian và học tập (hồi hải mã), thực sự tăng kích thước trong thời kỳ mang thai và nuôi con.

Sống thọ hơn

Có con có thể giúp phụ nữ sống lâu hơn. Một nghiên cứu năm 2012 của Australia đã theo dõi dân số của một thị trấn nhỏ suốt hơn 16 năm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù tăng nhẹ nguy cơ thừa cân, mắc bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp, phụ nữ đã sinh con giảm nguy cơ tử vong trong suốt quá trình nghiên cứu.

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ tử vong thậm chí còn thấp hơn ở những phụ nữ có trên 4 con. Các lý do cho tác dụng này vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng các nghiên cứu khác (ở Israel và Na Uy) cũng cho kết quả tương tự.

Làm mẹ có thể mang tới rủi ro gì

Dễ căng thẳng hơn

Một trong những nguy cơ sức khỏe liên quan đến việc làm mẹ là căng thẳng. Các bà mẹ thường đánh giá sức khỏe là kém hơn và mức độ mệt mỏi cao hơn so với phụ nữ không có con. Điều này đặc biệt đúng nếu họ là mẹ đơn thân. Tuy nhiên, bản chất sinh học mang đến cho các bà mẹ một “cú hích” giúp họ đối phó với căng thẳng đó.

Làm mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe người phụ nữ thế nào: Lợi, hại và những điều kỳ lạ ít ai biết - 2

Oxytocin là một loại protein hỗ trợ tiết sữa trong quá trình cho con bú và kích thích các cơn co thắt khi chuyển dạ. Đôi khi được gọi là “hormone tình yêu”, nội tiết này như một chất gia tăng hành vi dịu dàng ở cả nam và nữ. Các bà mẹ (và cả bố) có mức oxytocin cao hơn, giúp ức chế cortisol, một loại hormone được tiết ra trong các tình huống căng thẳng. Vì vậy, cuộc sống có thể stress hơn khi có con nhưng các mẹ lại có cơ chế đối phó được tích hợp sẵn bên trong mình.

Nguy cơ béo phì cao hơn

Một rủi ro sức khỏe khác khi làm mẹ là khả năng tăng cân. Một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên Tạp chí Y tế Dự phòng kết luận rằng mỗi lần có con, nguy cơ béo phì của người mẹ tăng 7%. Tìm được thời gian tập thể dục và ăn uống phù hợp không dễ dàng với các bà mẹ nhưng có lý do đáng để bạn cố gắng thực hiện việc này. Một báo cáo gần đây trên tạp chí Nhi khoa cho thấy mức độ hoạt động của trẻ mẫu giáo có liên quan trực tiếp đến mức độ hoạt động thể chất của mẹ. Trẻ em thực sự học hỏi những thói quen tốt của mẹ mình. 

Những điều kỳ lạ khi làm mẹ

Bàn chân lớn hơn

Quá trình làm mẹ có thể tạo ra những điều kỳ lạ đối với cơ thể người phụ nữ. Những chị em “mới lên chức” thường phàn nàn rằng họ cần mua giày mới. Đó không phải do họ muốn được mua sắm mà việc mang thai thực sự thay đổi đôi chân của phụ nữ. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy phụ nữ mang thai bị mất chiều cao và độ cứng của vòm bàn chân, dẫn đến chiều dài bàn chân tăng lên. Vì vậy, những bà bầu thực sự xứng đáng được sắm đôi giày mới!

Làm mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe người phụ nữ thế nào: Lợi, hại và những điều kỳ lạ ít ai biết - 3

DNA cộng thêm

Đối với một số phụ nữ mắc các bệnh tự miễn mãn tính như viêm khớp dạng thấp, có một số bằng chứng cho thấy việc mang thai thực sự có thể làm giảm các triệu chứng của những tình trạng đó. Điều này có thể là do hiện tượng "trao đổi hai chiều của tế bào thai và mẹ”.

Đây là tình trạng người mẹ giữ lại một số DNA của những đứa con mà họ sinh ra. Điều này có nghĩa là nhiều bà mẹ có một số tế bào từ con được gắn trên khắp cơ thể họ. Sự hiện diện của các tế bào thai nhi này ở người mẹ cũng có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vú.

Tuy nhiên, trong trường hợp mắc các bệnh tự miễn khác, chẳng hạn như lupus và viêm cột sống dính khớp, các triệu chứng có thể trở nặng hơn do sự hiện diện của DNA “ngoại lai” này. Ở một số phụ nữ, một bệnh tự miễn dịch như viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc bệnh Basedow (bệnh cường giáp phổ biến) thực sự có thể khởi phát ngay sau khi sinh do cơ thể người mẹ đang tấn công các tế bào của thai nhi nằm trong tuyến giáp của mình.

Không gì gần gũi hơn sợi dây gắn kết giữa mẹ và con - tới mức một người mẹ luôn  giữ lại một phần đứa con của mình bên trong cơ thể suốt cuộc đời! Mối quan hệ này đi kèm với những lợi ích và rủi ro về sức khỏe, nhưng hãy hỏi bất kỳ bà mẹ nào, và họ chắc chắn sẽ nói rằng: điều đó hoàn toàn xứng đáng!

Mẹ ung thư phải ngồi sinh con, câu nói trước khi vào phòng mổ chạm đến trái tim mọi người
Dù mang trong mình căn bệnh ung thư nhưng người mẹ trẻ vẫn cố gắng gượng để con được chào đời ở tuần thai thứ 37, trong tư thế phải ngồi để mổ đẻ.

Những câu chuyện cảm động

Yên Minh (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe phụ nữ