Loại rau hay bị nhầm là cỏ dại nhưng là “kẻ thù” của K, ăn thường xuyên giúp phòng tránh ung thư

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 23/02/2024 14:02 PM (GMT+7)

Vì hay được trồng gần bờ ruộng nên nhiều người rưởng rau hẹ là cỏ dại không ăn nhưng thực tế đây lại là bậc thầy chống ung thư mà không ít người tìm kiếm.

Ung thư đã trở thành mối đe dọa số một đối với sức khỏe toàn cầu và theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư ngày càng gia tăng. Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất tự nhiên có trong một số loại thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

Chẳng hạn như hẹ - loại rau gia vị giống như hành. Vì lá hẹ màu xanh tươi, thon, dẹt và mùi vị hơi hăng nên nông dân hay trồng gần ruộng như một loại thuốc chống côn trùng tự nhiên. Do đó, nhiều người dễ nhầm tưởng nó với cỏ dại ở bờ ruộng nên không ăn. Thực tế dù chỉ là loại rau gia vị được dùng ít nhưng hẹ là một "chiến binh chống ung thư" mạnh mẽ.

Hẹ có chất dinh dưỡng gì?

Hẹ thuộc họ Allium, là loại cây thân thảo lâu năm, có thể trồng quanh năm. Nó chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid và anthocyanin, đồng thời rất giàu vitamin A, vitamin B1, B2, C, β-carotene, canxi, kẽm, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác.

Đặc biệt hẹ là loại rau có nhiều chất xơ, so với bắp cải thì còn nhiều hơn gần gấp đôi. Hơn nữa, hẹ rất ít calo, chỉ cung cấp 27 calo/100g.

Rau hẹ trông giống cỏ dại nhưng là một kho dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Rau hẹ trông giống cỏ dại nhưng là một kho dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Hẹ là “báu vật” phòng chống ung thư bị bỏ qua

Hẹ, một loại rau bình thường trong mắt nhiều người vì chỉ làm gia vị nhưng lại là nguyên liệu ngăn ngừa ung thư với giá trị dinh dưỡng cực cao.

Hẹ rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin K và nhiều loại khoáng chất khác nhau như sắt, magie và selen, là những chất dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể chống lại ung thư.

Nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng một số hợp chất trong hẹ chẳng hạn như sunfua, đặc biệt là propylene sulfide, có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư khác nhau, bao gồm ung thư đường ruột, ung thư dạ dày và ung thư vú.

Các sunfua này ức chế sự phát triển của khối u bằng cách thúc đẩy quá trình chết tự nhiên (apoptosis) của tế bào ung thư và ngăn chặn chu kỳ phát triển của tế bào ung thư.

Ngoài ra, chất chống oxy hóa phong phú trong hẹ có thể vô hiệu hóa các gốc tự do trong cơ thể và giảm tổn thương DNA, đây cũng là một trong những cơ chế quan trọng để ngăn ngừa ung thư. Do đó, tiêu thụ hẹ thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư ở nhiều cấp độ.

Ngoài tác dụng ngừa ung thư, theo nghiên cứu Tây Y, ăn hẹ còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác:

- Làm đẹp: Vitamin C và vitamin A trong hẹ giúp da hồng hào, đàn hồi, có tác dụng làm đẹp da.

- Ngăn ngừa táo bón: Hẹ rất giàu chất xơ. Ăn nhiều hẹ có thể giúp ngăn ngừa táo bón và giảm cân.

- Giảm cholesterol: Hẹ chứa sulfua như allicin, có thể làm giảm cholesterol, ổn định huyết áp, ngăn ngừa cục máu đông và có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Rau hẹ chứa nhiều hợp chất giúp phòng ngừa và khiến tế bào ung thư tự chết. (Ảnh minh họa)

Rau hẹ chứa nhiều hợp chất giúp phòng ngừa và khiến tế bào ung thư tự chết. (Ảnh minh họa)

Còn trong lĩnh vực y học cổ truyền Trung Quốc, hẹ có thể điều trị các triệu chứng như thận dương yếu, bất lực và xuất tinh sớm, lá lách và dạ dày suy yếu,... Nhìn chung, tác dụng của hẹ trong Đông y có nhiều điểm tương đồng với y học phương Tây.

- Làm ấm thận và ích dương: Hẹ có vị cay nồng nhưng tính ấm, tiêu thụ vừa phải có thể giúp bổ thận khí, cải thiện các vấn đề về tiết niệu và sinh sản của nam giới.

- Thanh nhiệt, bổ tỳ: Nếu bị lạnh tay chân, lạnh bụng, ăn hẹ có thể bổ tỳ và thận.

- Giúp tiêu hóa: Hẹ có tính ấm, có thể hóa giải lạnh trong dạ dày, người bị đầy hơi có thể ăn tỏi tây để giảm bớt cảm giác khó chịu. Hơn nữa, nó giàu chất xơ cũng có thể ngăn ngừa táo bón.

- Cải thiện tình trạng tức ngực: Hẹ có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, vì vậy những người bị tức ngực, ứ đọng khí có thể giúp cải thiện các triệu chứng của họ.

- Chống viêm và khử trùng: Hẹ có chứa sunfua, có tác dụng khử trùng và chống viêm nhất định.

Những điều cấm kỵ và tác dụng phụ của hẹ là gì?

Loại rau hay bị nhầm là cỏ dại nhưng là “kẻ thù” của K, ăn thường xuyên giúp phòng tránh ung thư - 3

Mặc dù hẹ rất giàu giá trị dinh dưỡng nhưng vẫn nên ăn ở mức độ vừa phải, đặc biệt những người sau nên hạn chế ăn:

Người nóng trong: Hẹ có tính ấm, bổ, vì vậy người nóng trong có thể bị táo bón, khô miệng, lưỡi và các triệu chứng nhiệt khác nếu ăn quá nhiều hẹ.

Người có chức năng đường tiêu hóa kém: Ăn quá nhiều hẹ có thể làm tổn thương chức năng đường tiêu hóa và gây tiêu chảy.

Theo HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ Common Health)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm tốt cho sức khỏe