Cô Diệp, 44 tuổi đến từ Chiết Giang, Trung Quốc bị ung thư dạ dày, nhưng cô đã chiến đấu với căn bệnh ung thư trong vòng 15 năm. Trong 15 năm, cô tin chắc rằng "bệnh nhân ung thư có thể sống hạnh phúc”.
Vào tháng 4/2005, vì cơ thể khó chịu nên cô Diệp đến bệnh viện khám, trong đó có làm nội soi dạ dày, bác sĩ kết luận cô bị ung thư dạ dày, cần phải phẫu thuật, sau đó cô đến Bệnh viện ung thư Chiết Giang đế tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ 4/5 dạ dày.
Cô Diệp chia sẻ: Lúc đó tôi còn rất trẻ, chưa có công việc chính thức, thậm chí còn chưa kết hôn, gia đình khuyên tôi cần phải đối mặt với thực tế và chiến đấu với căn bệnh một cách dũng cảm. Sau khi hóa trị đau đớn và điều trị y học Trung Quốc, cơ thể tôi dần bước vào giai đoạn phục hồi. Sau khi tham gia câu lạc bộ phục hồi chức năng, cuộc sống của tôi đã thay đổi đáng kể."
Cô Diệp đã học Khí Công Quách Lâm để bảo vệ sức khỏe sau khi phẫu thuật ung thư
Tôi học khí công dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Mỗi buổi sáng, tôi đến công viên để hít thở không khí trong lành của thiên nhiên và bắt đầu tập luyện khí công, hiệu quả rất tốt. Mọi người trong câu lạc bộ đều rất ấm áp, khiến tâm trạng của tôi tốt hơn, vui vẻ hơn, cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn rất nhiều, và tôi bắt đầu nghĩ đây sẽ là cuộc sống của tôi trong tương lai.
Sau 5 năm hồi phục, đã mở ra một thay đổi lớn trong cuộc đời tôi, tôi kết hôn và có con. Hiện tại, tôi có nhà riêng, một người chồng chu đáo và một cậu con trai đáng yêu, cuộc sống của tôi vô cùng hạnh phúc.
Sau những năm chiến đấu với bệnh ung thư, tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm sau đây:
1. Điều chỉnh tâm lý
Đối với bệnh nhân ung thư, tâm thái lạc quan là điều vô cùng quan trọng
Điều đầu tiên cần làm sau khi phát hiện ra bệnh ung thư chính là phải đối mặt với sự thật và thay đổi bản thân với vai trò là một người bệnh. Mặc dù khi bị bệnh thực sự sẽ khiến chúng ta hoang mang, mặc cảm với những người thân trong gia đình, cảm thấy mất kiểm soát trong tương lai, nhưng đối với vai trò là một người bệnh, bắt buộc chúng ta phải sắp xếp lại cuộc sống, có như vậy mới giúp chúng ta vượt qua bệnh tật, tinh thần thay đổi theo hướng tích cực.
Tiếp đó, phải học cách giải quyết những khó khăn, cố gắng phân hóa khó khăn lớn thành những mục tiêu nhỏ dễ hoàn thành, ví dụ như nếu bạn phải phẫu thuật, bạn có thể đặt mục tiêu nhất định cho mình, để sau phẫu thuật sẽ hồi phục một cách suôn sẻ. Sau đó là thời kỳ hóa trị, nếu thời kỳ hóa trị cần phải tiến hành 8 chu kỳ, vậy chúng ta có thể đặt mục tiêu nhỏ thực hiện 8 lần, cứ mỗi lần thực hiện xong sẽ nhìn lại, toàn bộ quá trình điều trị đã hoàn tất.
Sự lạc quan là rất quan trọng đối với sự phục hồi của các khối u ác tính. Những nỗ lực của bác sĩ, sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình và hiệu quả của thuốc chỉ có thể giúp chúng ta ổn định và kiểm soát bệnh về thể chất, nhưng điều quan trọng nhất để phục hồi là dựa vào những nỗ lực không ngừng nghỉ của người bệnh, người bệnh nên thường xuyên tiếp xúc nhiều hơn với những người có năng lượng tích cực.
2. Chế độ ăn uống cân bằng
Bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật có thể sẽ xuất hiện một loạt các biến chứng do khó tiêu hóa thực phẩm hoặc kém hấp thu các chất dinh dưỡng như ăn không đủ chất, thể trọng suy giảm, thiếu vitamin B12, thiếu canxi, bệnh về xương, thiếu sắt, thiếu máu. Do đó, sau phẫu thuật chế độ ăn uống của bệnh nhân vô cùng quan trọng.
Chế độ ăn uống hợp lý có thể tăng cường tình trạng dinh dưỡng tổng thể của bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày, cải thiện khả năng miễn dịch, giảm các biến chứng sau phẫu thuật và cải thiện chất lượng cuộc sống.
3. Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục phù hợp khiến cơ thể khôi phục nhanh hơn
Tập thể dục không chỉ có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của khối u, mà còn ức chế sự phát triển của khối u, ảnh hưởng trực tiếp đến tiên lượng của bệnh nhân. Nghỉ ngơi trên giường trong thời gian dài và thiếu vận động sẽ khiến máu lưu thông kém. Do đó, trong trường hợp sức khỏe thể chất và tình trạng bệnh tật cho phép, cố gắng vận động càng nhiều càng tốt, có lợi cho sự hồi phục của bệnh nhân. Người bệnh có thể đi dạo sau bữa ăn, đi bộ nhẹ nhàng trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng, nên chọn nơi có không khí trong lành.
4. Thường xuyên tái khám
Điều trị khối u chủ yếu áp dụng điều trị toàn diện, vì vậy sau khi hoàn thành giai đoạn điều trị đầu tiên (thường là điều trị bằng phẫu thuật), cần phải xây dựng kế hoạch điều trị sau phẫu thuật tương ứng (hóa trị, xạ trị, nhắm mục tiêu) theo tình huống của bệnh nhân. Sức khỏe của người bệnh sẽ được đánh giá, theo dõi thông qua tái khám thường xuyên. Hai năm đầu điều trị, cứ 3 tháng tái khám một lần. Từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 cứ 6 tháng tái khám một lần. Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm tái khám một lần.
Cuối cùng, tôi muốn nói với bạn rằng nếu bạn không may bị ung thư, bạn đừng sợ, cố gắng thư giãn đầu óc, hãy chấp nhận và cố gắng vượt qua nó. Trên thực tế, ung thư không phải là khủng khiếp, được điều trị khoa học, phục hồi chức năng hợp lý và hiệu quả, không khó để sống vài năm thậm chí vài chục năm.