Cựu giám đốc Google Trung Quốc mắc ung thư chia sẻ điều đầu tiên rút ra sau khi mắc bệnh

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 19/07/2020 19:18 PM (GMT+7)

Có tiền tài và sự nghiệp nhưng cựu giám đốc Google ở Trung Quốc lại bị mắc căn bệnh ung thư. Theo chia sẻ của ông, việc quá đam mê công việc mà không chú ý tới sức khỏe là một trong những nguyên nhân.

Năm 2013, cựu giám đốc Google của Trung Quốc Lý Khai Phục đã được xếp vào danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí Time bình chọn.

Lý Khai Phục sinh ra ở Đài Loan và tốt nghiệp Đại học Columbia năm 1983. Năm 1988, ông lấy bằng tiến sĩ khoa học máy tính từ Đại học Carnegie Mellon.

Lý Khai Phục đã có 2 năm làm công việc giảng viên tại tại Đại học Carnegie trước khi gia nhập Apple và sau đó là Đồ họa Silicon. Với tài năng của mình, ông đã dần trở thành một trong những nhân vật ảnh hưởng nhất trong mảng Internet tại Trung Quốc. Ông từng là Phó tổng giám đốc Microsoft toàn cầu trong thập kỷ 19, sau đó đảm nhận Phó tổng giám đốc Google châu Á năm 2005, làm việc từ tháng 7 năm 2005 đến ngày 4 tháng 9 năm 2009.

Cựu giám đốc Google Trung Quốc mắc ung thư chia sẻ điều đầu tiên rút ra sau khi mắc bệnh - 1

Cựu giám đốc Google của Trung Quốc Lý Khai Phục.

Lý Khai Phục cũng nổi tiếng với nhiều câu nói truyền cảm hứng cho giới trẻ trên mạng xã hội như là: “Tôi chưa từng bao giờ nghĩ bằng cấp là thứ quan trọng, thiên tài với danh nhân đâu phải từ lò luyện và trường lớp mà ra. Nhưng nếu bạn không học tới nơi tới chốn, thì dù có đi làm cửu vạn, ngay cả bao cát cũng sợ rằng chẳng biết cách mà vác.”

Năm 2009 sau khi rời Google, ông đã thành lập công ty giúp tạo cơ hội cho các công ty công nghệ khởi nghiệp ở Trung Quốc. Kể từ đó, ông đã tận tâm giúp đỡ các doanh nhân trẻ Trung Quốc khởi nghiệp. Sau nhiều năm cống hiến cho sự nghiệp, tháng 9/2013, ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bạch huyết và đến Đài Bắc điều trị. Các bác sĩ đã phát hiện ông có hơn 20 khối u.

Truyền thông khi ấy đưa tin nguyên nhân Lý Khai Phục bị ung thư hạch bạch huyết có thể là "quá nhiều áp lực công việc và thường xuyên thức khuya".

Ngày 21/10/2013, các chỉ số kết quả kiểm tra thể chất của Lý Khai Phục không giảm mà ngược lại còn tăng thêm, ông càng cần tuân thủ nghiêm ngặt hơn các hướng dẫn của bác sĩ và tập trung vào quá trình điều trị.

Cựu giám đốc Google Trung Quốc mắc ung thư chia sẻ điều đầu tiên rút ra sau khi mắc bệnh - 2

Sau khi mắc ung thư, Lý Khai Phục nhận ra bản thân quá mải mê làm việc không chú ý sức khỏe.

Sau khi mắc bệnh, Lý Khai Phục đã viết một cuốn sách kể lại cuộc chiến của ông với căn bệnh ung thư trong 17 tháng và những suy nghĩ sâu sắc của ông về cách sống một cuộc sống cân bằng và ý nghĩa hơn.

"Tôi là một người nghiện công việc và tôi yêu công việc của mình", người đàn ông 54 tuổi nói trong buổi ra mắt sách. "Nhưng đối mặt với bệnh ung thư, không có suy nghĩ nào về công việc lóe lên trong đầu tôi. Cái chết nhắc nhở tôi sống trọn vẹn mỗi ngày, thay vì sử dụng chúng để theo đuổi danh tiếng và vận may."

Ông cũng chia sẻ bản thân đã nhận ra sự ham muốn nổi tiếng khiến ông làm việc quá sức. Việc quá đắm chìm trong công việc đã phá hủy sức khỏe của vị tiến sĩ tài hoa.

"Mãi đến khi cơ thể tôi ngã bệnh, tôi mới nhận ra bệnh của mình nghiêm trọng thế nào", Lý Khai Phục nói.

Sau khi thấu hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe, Lý Khai Phục đã học cách thư giãn, việc điều trị cũng dần thành công, bác sĩ cũng cho phép ông làm việc vài tiếng mỗi ngày. Trong cuốn sách viết về hành trình đấu tranh với bệnh tật của mình, Lý Khai Phục đã ngộ ra bảy đạo lý trước sinh tử con người, trong đó ông nhấn mạnh điều đầu tiên chính là sức khỏe là vô giá.

Ngày nay, với nhịp sống vội vã cùng nhiều áp lực, không ít người cũng như vị cựu CEO Google Trung Quốc thường mải miết làm việc mà quên đi sức khỏe của bản thân. Điều này sẽ dẫn tới không ít những hệ lụy nghiêm trọng.

Làm việc quá sức có thể dẫn tới 7 vấn đề sau

1. Thiếu ngủ, mệt mỏi

Thức khuya lâu hơn dẫn đến ngủ ít hơn và mệt mỏi hơn vào ban ngày. Giấc ngủ kém không chỉ khiến bạn gắt gỏng mà còn làm giảm năng suất và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Lời khuyên: Hãy cho bản thân nghỉ ngơi. Theo The Atlantic, sau khi làm việc liên tục 52 phút nên nghỉ ngơi 17 phút sau đó tiếp tục làm việc.17 phút nghỉ ngơi đó bạn có thể đi bộ bên ngoài, nói chuyện với một người bạn hoặc thực hiện một số động tác giãn cơ. Điều này có thể giúp bạn vượt qua cơn buồn ngủ ban ngày.

2. Dễ trầm cảm

Làm việc quá nhiều có thể gây tổn hại cho sức khỏe tinh thần của bạn. Những người lao động 11 tiếng mỗi ngày có khả năng mắc trầm cảm cao hơn những người làm việc 7-8 tiếng.

Cựu giám đốc Google Trung Quốc mắc ung thư chia sẻ điều đầu tiên rút ra sau khi mắc bệnh - 3

3. Trái tim làm việc quá sức

Bạn có thể không thực sự chú ý đến nó, nhưng căng thẳng trong công việc có thể giải phóng hormone cortisol, thứ gây khó khăn cho trái tim của bạn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh động mạch vành, tiểu đường loại 2 và thậm chí là ung thư.

4. Đau lưng, cổ

Việc ngồi nguyên một tư thế không phải lúc nào cũng là một điều tốt. Một nghiên cứu trong Tạp chí Y học Nghề nghiệp & Môi trường cho thấy càng ngồi làm việc nhiều, nguy cơ bị đau lưng càng cao. Đối với phụ nữ, cơn đau có xu hướng xuất hiện ở cổ, trong khi đối với nam giới là đau lưng. Đó là một dấu hiệu phổ biến của sự căng thẳng gây ra bởi sự căng cơ. 

Tiết lộ bất ngờ về nguyên nhân ung thư gan, từ món ăn hàng triệu người Việt ưa thích
Theo TS.BS Đỗ Tuấn Anh, mỗi năm, khoa Phẫu thuật Gan mật tiếp nhận khoảng 1.500-1.800 bệnh nhân cần điều trị. Trong số này, không ít bệnh nhân mắc ung...
HOÀNG DƯƠNG
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư