Người đẹp Quan Chi Lâm từng tham gia không ít bộ phim nổi tiếng như Hoàng Phi Hồng, Đông Phương bất bại,... có cuộc sống giàu có nhưng lại chịu ảnh hưởng không nhỏ từ căn bệnh u não.
Quan Chi Lâm (Rosamund Kwan) là một trong những mỹ nữ có nhiều "cảnh nóng" bạo nhất thập niên 90. Người đẹp một thời đã tham gia vào không ít bộ phim nổi tiếng như Hoàng Phi Hồng, Tiếu ngạo giang hồ, Đông Phương Bất Bại...
Năm 1988, Chi Lâm và Lưu Đức Hoa có cơ hội làm việc chung trong "Quần long đoạt bảo". Trong phim, nữ diễn viên xinh đẹp có một cảnh tắm chung không mặc nội y đầy quyến rũ. Tuy nhiên đây không phải lần duy nhất người đẹp thể hiện những cảnh quay nóng bỏng. Cô còn từng tham gia một tác phẩm có cảnh tắm lộ ngực trần "đốt mắt" bao người.
Quan Chi Lâm là mỹ nữ nổi tiếng với nhiều "cảnh nóng" trong thập niên 90.
Sinh ra trong gia tộc có gia thế, lại mau chóng nổi tiếng trong làng điện ảnh nhưng cuộc sống của nữ diễn viên "Hoàng Phi Hồng" không hề suôn sẻ. Sau cuộc hôn nhân đầu đổ vỡ, Quan Chi Lâm lao vào cuộc tình với các đại gia, bị mang tiếng tiểu tam giật chồng.
Năm 2016, giới truyền thông lan truyền thông tin Quan Chi Lâm mắc u não. Theo đó nữ diễn viên, kiều nữ một thời được cho là bị mắc căn bệnh ung thư ở tuyến yên não bộ từ năm 2014.
Những "cảnh nóng" táo bạo như tắm không mặc nội y của cô khiến bao người kinh ngạc.
Khối u trong não cô khi ấy đã phát triển và có khả năng di căn. Cũng theo thông tin Quan Chi Lâm phát hiện có khối u bất thường trong não từ năm 1994. Khi đó, cô đã âm thầm chữa trị suốt thời gian dài. Tuy nhiên, vì khối u ở khu vực khó phẫu thuật nên nữ diễn viên phải chịu đựng khối u trong đầu nhiều năm cho tới nay. Để chữa trị làm giảm sự phải triển của khối u nữ diễn viên này thường xuyên tới bệnh viện. Cũng vì ảnh hưởng của khối u này, Quan Chi Lâm liên tục bị mất ngủ và luôn cảm thấy mệt mỏi.
U tuyến yên là gì?
Khối u tuyến yên là sự tăng trưởng bất thường phát triển trong tuyến yên. Một số khối u tuyến yên dẫn đến quá nhiều hormone điều chỉnh các chức năng quan trọng của cơ thể. Một số khối u tuyến yên có thể khiến tuyến yên của bạn sản xuất mức độ hormone thấp hơn.
Hầu hết các khối u tuyến yên là tăng trưởng không ung thư (lành tính), nó sẽ vẫn còn trong tuyến yên hoặc các mô xung quanh và không lan sang các bộ phận khác trên cơ thể bạn.
Có nhiều lựa chọn khác nhau để điều trị khối u tuyến yên, bao gồm loại bỏ khối u, kiểm soát sự phát triển của nó và kiểm soát lượng hormone bằng thuốc.
Có thông tin cho rằng Chi Lâm mắc u tuyến yên nhiều năm.
Triệu chứng khi mắc bệnh
Không phải tất cả các khối u tuyến yên gây ra các triệu chứng. Các khối u tuyến yên tạo ra hormone (hoạt động) có thể gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng tùy thuộc vào hormone chúng sản xuất. Các dấu hiệu và triệu chứng của khối u tuyến yên không tạo ra hormone (không hoạt động) có liên quan đến sự tăng trưởng của chúng và áp lực mà chúng gây ra cho các cấu trúc khác. Một số dấu hiệu có thể xảy ra khi mắc bệnh như:
Rối loạn nội tiết
Hormone có vai trò quan trọng nên sự rối loạn nội tiết có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cơ thể.
Tăng tiết prolactin khiến người bệnh bị mất kinh nguyệt, chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, tiết sữa ở vú (mặc dù không có thai, không có kinh). Người bệnh nam giới có thể bị giảm ham muốn tình dục, giảm hoặc mất cương, bất lực.
Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng GH (growth hormone) gây cho người bệnh nhiều rối loạn phát triển khác như to đầu chi, mặt to, trán rộng, trán dô, cằm rộng, môi dày, da thô, bàn chân và ngón chân to, bàn tay và ngón tay to...
U tuyến yên tăng tiết ACTH (adeno, cortisol, trophi, hormon) gây ra hội chứng Cushing. Khi này người bệnh thường có dấu hiệu tăng cân, vết rạn da ở bụng, đùi, tay... cơ nhẽo, bụng to, tay chân nhỏ.
Dấu hiệu suy tuyến yên: Khối u tuyến yên không tăng tiết chèn ép tế bào tuyến yên lành làm suy tuyến yên, giảm tiết các nội tiết tố gây ra các triệu chứng như bất lực, vô sinh, rụng lông, mất ngon miệng, mệt mỏi, da khô, chậm phát triển hay chậm dậy thì ở trẻ em... Một số trường hợp chảy máu trong u tuyến yên có thể gây suy tuyến yên cấp với các dấu hiệu suy tuyến yên xuất hiện nhanh, đau đầu nhiều, đau đầu dữ dội, nhìn mờ nhanh.
Rối loạn thị giác
Khối u tuyến yên nằm ngay ở hố yên, phía dưới giao thoa thị giác (nơi bắt chéo của hai dây thần kinh thị giác) nên khi u lớn, chèn ép gây rối loạn thị giác như nhìn mờ, bán manh (chỉ nhìn được một phía trong hay phía ngoài). Khi bị bán manh, người bệnh chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh ngay phía trước mặt, không nhìn được vật ở phía bên ngoài thái dương (bán manh thái dương), hoặc không nhìn thấy vật ở phía trong (bán manh phía mũi).
Tăng áp lực trong sọ
Đó là sự gia tăng áp lực trong não. Nó có thể do tăng lượng dịch xung quanh tổ chức não. Những triệu chứng của tăng áp lực trong sọ là đau đầu, buồn nôn, tăng huyết áp, giảm ý thức, thở nông, hôn mê...
Tăng áp lực trong sọ có rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: tổn thương não vĩnh viễn, hôn mê kéo dài và thậm chí là tử vong. Nên ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu của tổn thương trong sọ người bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.