Thận là cơ quan giải độc của cơ thể, 80% chất độc trong cơ thể được chuyển hóa qua thận. Một khi bạn ăn quá nhiều, ăn mặn hoặc thời gian dài thức khuya, mệt mỏi, đều sẽ khiến thận bị tổn thương và rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra.
Nếu 3 vị trí này trên cơ thể “bốc mùi”, bạn hãy lưu ý bởi rất có thể đó là lời cảnh báo thận bị tổn thương nghiêm trọng.
1. Hôi chân
Nhiều người nghĩ rằng mùi hôi chân là do khí ở chân gây ra, do đó thường sẽ mua một số loại thuốc trị hôi chân để bôi. Thực tế điều này là vì thận không tốt, mồ hôi lòng bàn chân tiết ra nhiều hơn, chức năng thận bị rối loạn khiến mồ hôi chứa độc tố, độc tố này sẽ tồn tại dưới chân, chảy mồ hôi càng nhiều, chân càng “bốc mùi”. Do đó nếu gặp phải tình trạng này, kiến nghị mọi người nên chú ý, đến bệnh viện kiểm tra kịp thời.
2. Hôi miệng
Thận có chức năng loại bỏ độc tố ra khỏi máu và bài tiết qua nước tiểu. Khi thận gặp vấn đề và không hoạt động tốt, chất thải trong máu do đó cũng không được đào thải hết ra khỏi máu. Khi suy thận ảnh hưởng đến hệ hô hấp thì hơi thở sẽ bắt đầu có mùi.
3. Hôi nách
Nếu nách “bốc mùi” cũng có thể là dấu hiệu tổn thương thận. Khi đổ nhiều mồ hôi, nách sẽ bắt đầu có mùi hôi. Còn khi nách có mùi ngay cả khi không đổ mồ hôi thì cần phải chú ý, bởi vì trong cơ thể có rất nhiều chất độc được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Nhưng nếu thận bị tổn thương, độc tố không được đào thải kịp thời sẽ thải ra ngoài qua lỗ chân lông, nách là sự lựa chọn tốt nhất, chất độc được đào thải sẽ bắt đầu có mùi hôi. Mỗi lần nách có mùi hôi khó chịu, nhiều người đều cho rằng là do đổ mồ hôi, cuối cùng dẫn đến việc thận tiếp tục bị tổn thương, vì thế nên cần phải chú ý.
Những thói quen gây hại cho thận
1. Ăn quá nhiều thịt, đạm động vật.
Thịt là thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao, vì vậy khi cơ thể hấp thụ sẽ hình thành nhiều axit khiến cơ quan thận phải làm việc nhiều. Trong trường hợp không xử lý hết lượng axit này từ thịt thì về lâu dài, chức năng thận sẽ suy yếu và hoạt động không được hiệu quả.
2. Thức đêm thường xuyên gây hại
Thường xuyên duy trì thói quen không lành mạnh này có thể khiến thận bị tổn hại theo thời gian. Việc thức khuya thường xuyên còn khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn, tăng gánh nặng bài tiết và giải độc của thận và làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Các chuyên ra cho biết rằng, tốt nhất bạn nên đi ngủ trước 10 giờ tối, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Duy trì thói quen ngủ đúng giờ và khoa học.
3. Thường xuyên nhịn tiểu
Xã hội ngày càng phát triển và bận rộn, nhưng dù công việc của bạn có bận rộn đến đâu thì bạn cũng không nên nhịn tiểu vì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan bàng quang và thận. Thường xuyên duy trì thói quen nhịn tiểu có thể dẫn đến tình trạng bệnh viêm do các vi khuẩn tích tụ trong bàng quang gây ra, rất có thể nhiễm các bệnh như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi thận, suy thận, viêm bàng quang…
4. Lười uống nước
Cơ thể người trưởng thành mỗi ngày cần được nạp đủ từ 1,5-2,5 lít nước. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ lượng nước phù hợp sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải độc tố của thận. Vì lý do đó sẽ gây áp lực và quá tải cho cơ quan nội tạng này, khiến suy thận dần và dễ mắc sỏi thận cao.
5. Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích
Việc sử dụng nhiều bia, rượu chất kích thích có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng độ pH trong cơ thể, nên việc sử dụng quá nhiều những đồ uống trên sẽ gây áp lực lớn cho thận, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý, gây hại cho sức khỏe.