Bé gái 12 tuổi phải chạy thận suốt đời bởi thói quen ăn uống nhiều người Việt mắc phải

Ngày 17/06/2024 14:37 PM (GMT+7)

Có tiền sử viêm cầu thận nhưng thường xuyên mua gà rán ăn và uống nước ngọt, bác sĩ cho biết bé 12 tuổi phải chạy thận suốt đời.

Bé gái có tiền sử viêm cầu thận, phải chạy thận vì sai lầm trong ăn uống

Bé gái 12 tuổi sống tại Đài Trung, Đài Loan, Trung Quốc được bố mẹ đưa tới bệnh viện trong tình trạng sốt cao, suy nhược và nôn mửa dữ dội. Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận cô bé bị urê huyết, suy thận mạn tính, buộc phải chạy thận suốt quãng đời còn lại.

Thường xuyên mua gà rán về ăn, bé 12 tuổi phải chạy thận suốt đời

Thường xuyên mua gà rán về ăn, bé 12 tuổi phải chạy thận suốt đời

Điều tra bệnh sử cho thấy cố bé từng có tiền sử viêm cầu thận mạn tính từ nhỏ, nhưng sau khi điều trị ổn định, cha mẹ ít để ý tới. Hơn nữa, do chiều con nên cha mẹ thường cho trẻ ăn uống bừa bãi theo sở thích. Bắt đầu từ lớp 2, bé được bố mẹ cho tiền tiêu vặt thường xuyên mua nước ngọt và ăn gà rán, mỗi tuần bé ăn đến 4 - 5 lần. Như vậy ước tính 4 năm qua cô bé này ăn gà rán hơn 200 lần mỗi năm.

Theo các bác sĩ, gà rán là món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều calo, giàu protein động vật, chất béo bão hòa, muối. Nếu thỉnh thoảng ăn với người khỏe mạnh thì không sao nhưng ăn quá nhiều, trong thời gian dài thì thận sẽ phải chịu gánh nặng lớn và suy yếu, mắc bệnh. Đặc biệt là đối với những trường hợp thận vốn gặp vấn đề như bệnh nhi này thì bệnh sẽ đến sớm và tiến triển nặng nhanh hơn.

Chưa kể quá trình chiên rán còn tạo ra nhiều chất gây ung thư như hydrocarbon thơm đa vòng, acrylamide… Món ăn này cũng dễ gây tăng cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, tiểu đường… và đây đều là những yếu tố nguy cơ cao dẫn tới bệnh thận.

Viêm cầu thận là gì?

Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận bao gồm viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Thận có chức năng lọc máu để tạo ra nước tiểu, bài tiết các chất thải, điều chỉnh các chất điện giải ngoài ra thận còn có chức năng duy trì sự ổn định của huyết áp, tham gia vào quá trình tạo máu. 

Vì vậy nếu tổn thương tại cầu thận có thể có các biểu hiện như phù, tăng huyết áp, thay đổi thành phần nước tiểu, thiếu máu,... nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống thậm chí tử vong.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dấu hiệu bệnh viêm cầu thận

Viêm cầu thận cấp và mạn có những biểu hiện khác nhau. Có thể nhận diện bệnh từ sớm qua những biểu hiện dưới đây:

- Dấu hiệu viêm cầu thận cấp

- Phù, thường gặp ở các vị trí như bàn chân, bàn tay, bắp chân…

- Đái máu, nước tiểu màu hồng, đỏ nâu

- Có bọng mắt vào buổi sáng

- Đi tiểu ít hơn bình thường

- Tăng huyết áp

- Có thể bị ho, khó thở do chất lỏng tích tụ tại phổi

- Dấu hiệu viêm cầu thận mạn

- Thường xuyên đi tiểu đêm

- Nước tiểu sủi bọt do lẫn protein

- Mệt mỏi kéo dài do thiếu máu

- Huyết áp cao

- Phù ở mặt, tay, chân và bụng

- Nước tiểu màu hồng, nâu đỏ, màu coca do lẫn hồng cầu

Những triệu chứng này có thể bị bỏ qua do tâm lý chủ quan nhưng đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh và cần đi khám ngay.

Ai có nguy cơ cao mắc viêm cầu thận

Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng. Trong đó, những đối tượng dưới đây là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác:

Thường xuyên sử dụng hóa chất và thuốc gây hại cho thận

Thường xuyên bị viêm họng, viêm da do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A

Người hay sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroids

Cách phòng ngừa bệnh viêm cầu thận

Viêm cầu thận kéo dài dẫn đến mạn tính và có thể tiến triển thành suy thận, bệnh rất nguy hiểm. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm.

- Thay đổi chế độ ăn: hạn chế muối, hạn chế nước trong trường hợp cần thiết, hạn chế protein nếu bị viêm cầu thận cấp có suy thận.

- Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn nhóm A, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ em.

- Không làm việc quá sức, hạn chế đến nơi ô nhiễm để tránh nhiễm khuẩn.

- Ăn uống đa dạng chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Khi có các biểu hiện bất thường, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa, nhất là sau khi nhiễm trùng hô hấp, viêm da do liên cầu khuẩn nhóm A gây nên. 

Xây dựng chế độ ăn cho người bị viêm cầu thận

Để hỗ trợ điều chỉnh chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm cầu thận, chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một vài lời khuyên sau:

Người bị viêm cầu thận hạn chế ăn đồ ăn sẵn. Ảnh minh họa

Người bị viêm cầu thận hạn chế ăn đồ ăn sẵn. Ảnh minh họa

Chú ý đến lượng protein

Lượng protein khuyến cáo cho người gặp vấn đề về thận là 1 gram trên mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày (1g / kg / ngày). Tuy nhiên, con số này cũng có thể thay đổi dựa trên sức khỏe hiện tại của thận.

Giới hạn lượng natri

Lượng muối trong mỗi bữa ăn chính không nên vượt quá 400 miligam (mg) và ít hơn 150 mg cho một bữa ăn nhẹ. Người bệnh cần học cách đọc nhãn thành phần dinh dưỡng và kiểm tra hàm lượng natri trước khi mua các mặt hàng thực phẩm.

Hạn chế hoặc tránh sử dụng gia vị mặn

Những món đồ nêm thông thường có hàm lượng muối cao hơn các loại thảo mộc. Bạn có thể thay thế bằng tỏi tươi hoặc bột tỏi, cất lọ muối hoặc muối tiêu ra khỏi bàn ăn. Nên chế biến món ăn với các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô liu hoặc dầu dừa.

Chuẩn bị bữa ăn tại nhà

Một bữa ăn tại nhà hàng có thể chứa hàm lượng muối cao hơn để tăng hương vị đậm đà. Nếu vẫn muốn ra ngoài dùng bữa, bạn có thể tham khảo thực đơn của nhà hàng trước và chọn những món ăn có dưới 400 mg natri. Ngoài ra, có thể yêu cầu nhân viên nhà hàng chuẩn bị riêng cho bạn những món không thêm muối.

Thanh niên 22 tuổi bị suy thận, gan nhiễm mỡ và bệnh gout cùng lúc, hối hận vì uống 1 loại nước 4 năm
Thanh niên tên Vương Nhất, 22 tuổi, ở Đài Loan (Trung Quốc) đi khám bỗng bất ngờ phát hiện bản thân bị suy thận, mắc gan nhiễm mỡ và bệnh gout.

Bệnh thận

M.H (th)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thói quen có hại