Người phụ nữ 26 tuổi không tỉnh dậy sau 40 ngày mắc loại bệnh dễ nhầm với cảm lạnh

Ngày 10/05/2019 06:32 AM (GMT+7)

Tại sảnh tầng 8 Khoa nội trú của Bệnh viện nhân dân số 1 thành phố Vũ Hán, một người đàn ông tên Hoàng Kỳ nói, bản thân thời gian dài đã không được ngủ trọn giấc, bởi mỗi ngày đều phải ở phòng chăm sóc đặc biệt để chờ người vợ “tỉnh lại”.

Mắt của Hoàng Kỳ đỏ ngầu do thiếu ngủ, anh kể lại rằng, vợ anh – Châu Dĩnh mới 26 tuổi, sức khỏe cơ thể bình thường. Ngày 20/3, thời tiết có hơi lạnh, Châu Dĩnh đột nhiên bị đau đầu và ho, chỉ nghĩa rằng có thể vợ bị cảm lạnh nên anh đã mua thuốc ở cửa hiệu gần nhà. Hoàng Kỳ nói tiếp, sau khi uống thuốc, tình trạng bệnh của vợ anh không có chuyển biến, ngược lại còn bị tiêu chảy, nôm ói, đau ngực.

Vào ngày 23 tháng 3, Châu Dĩnh được chồng đưa đến Bệnh viện nhân dân số 1 thành phố Vũ Hán để khám, kết quả kiểm tra bác sĩ phát hiện Châu Dĩnh bị viêm cơ tim tối cấp. Buổi chiều cùng ngày, Châu Dĩnh bị sốc nên được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Hoàng Kỳ cho biết, sau khi vào ICU, Châu Dĩnh lại xuất hiện tình trạng viêm phổi. Sau đó, tình trạng của Châu Dĩnh xấu đi, dẫn đến sốc tim, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim tối cấp, tổn thương gan cấp tính, sốc nhiễm trùng nghiêm trọng.

Người phụ nữ 26 tuổi không tỉnh dậy sau 40 ngày mắc loại bệnh dễ nhầm với cảm lạnh - 1

Châu Dĩnh bị viêm cơ tim tối cấp, 40 ngày chưa tỉnh

Hoàng kỳ cho biết, bệnh viện yêu cầu điều trị cho Châu Dĩnh bằng phương pháp ECMO (kỹ thuật hỗ trợ phổi nhân tạo). Trong thời gian nằm viện, Châu Dĩnh bị tiêu chảy liên tục, không có cách nào để kiểm soát phân, dẫn đến thối phần mông và đùi bên trái. Nhìn vợ nằm trên giường bệnh đã 40 ngày, không thể giúp gì được cho vợ, Hoàng Kỳ vô cùng đau khổ.

Mặc dù chi phí điều trị cho vợ rất lớn, nhưng Hoàng Kỳ nói: “Dù chỉ còn 0,01 tia hi vọng, tôi cũng không từ bỏ, dù có thể thế chấp cả ngôi nhà, để con tôi có mẹ bên cạnh, tôi cũng sẵn lòng”.

Bác sĩ Dương Tử ở Khoa ICU, thuộc Bệnh viện nhân dân số 1 thành phố Vũ Hán cho biết, những người già và trẻ em có hệ miễn dịch kém, sau khi bị cảm lạnh, rất dễ bị viêm cơ tim. Thực tế, hiện nay những người trẻ khoảng 20 tuổi, lại có nguy cơ dễ mắc bệnh viêm cơ tim hơn người cao tuổi.  

Viêm cơ tim là bệnh gì?

Viêm cơ tim là tình trạng nhiễm trùng do virus gây ra làm cho cơ tim bị viêm và sưng tấy lên. Nếu bị viêm nặng, cơ tim không thể thực hiện chức năng giúp tim co bóp để bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều này khiến máu đông lại tạo thành huyết khối ở tim dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc thậm chí đột quỵ.

Dễ chẩn đoán nhầm với cảm lạnh

Theo bác sĩ Dương Tử, viêm cơ tim là dạng bệnh lý viêm thành cơ tim do siêu vi gây ra, nguyên nhân hàng đầu là do enterovirus, kế đến là echovirus, adenovirus, herpes simplex, quai bị, sởi, rubella... Khi vào cơ thể, siêu vi làm tổn thương tế bào cơ tim, làm giảm sức co bóp cơ tim, dẫn đến trụy mạch khiến tim giãn to.

Người phụ nữ 26 tuổi không tỉnh dậy sau 40 ngày mắc loại bệnh dễ nhầm với cảm lạnh - 2

Bệnh viêm cơ tim rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh

Bệnh viêm cơ tim khó phát hiện khi các triệu chứng khởi đầu rất mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm lạnh, hậu quả của bệnh rất nặng nề, thậm chí tử vong. Trong đó, thể tối cấp được biểu hiện bằng tình trạng khởi phát cấp tính và suy sụp tuần hoàn trầm trọng, có nguy cơ tử vong rất cao đến 70% nếu không được điều trị tích cực kịp thời.

Biểu hiện của viêm cơ tim rất phong phú và đa dạng, có thể chia làm 3 nhóm chính: nhóm không có triệu chứng, nhóm có triệu chứng điển hình và nhóm có biểu hiện rất nặng, đột tử ngay từ khi vừa xuất hiện.

Cụ thể, ở nhóm có triệu chứng điển hình, khởi đầu bệnh nhân thường có hội chứng nhiễm virus không đặc hiệu: sốt cao, đau mỏi cơ, đau đầu, chảy nước mắt, nước mũi, xung huyết kết mạc, tiêu chảy, mệt mỏi, khó thở, ăn uống kém. Sau 1-2 ngày, khó thở tăng lên, bệnh nhân có cảm giác đau ngực, đánh trống ngực, nặng hai chi dưới, đau tức vùng gan...

Vì vậy, các bác sĩ khuyên cáo, khi thấy có các biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Bằng những điều trị thích hợp, viêm cơ tim tối cấp thường hồi phục trong thời gian ngắn và có tiên lượng lâu dài tốt hơn so với viêm cơ tim.

Người phụ nữ 26 tuổi không tỉnh dậy sau 40 ngày mắc loại bệnh dễ nhầm với cảm lạnh - 3

Nhưng nếu điều trị không kịp thời, bệnh thường có tỷ lệ tử vong từ 50 đến 70%, nhất là nếu không được ngay lập tức hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể. Theo bác sĩ Dương Tử, ECMO có thuận lợi là dễ dàng và nhanh chóng có thể triển khai (trong vòng 20 – 30 phút) mà không phải mở xương ức. Đây là biện pháp duy nhất thích hợp cho cả trường hợp có ngừng tuần hoàn. Viêm cơ tim tối cấp với biến chứng sốc tim có tỷ lệ tử vong cao, nhưng nếu được hỗ tim phổi nhân tạo tại giường mang lại cơ hội hồi phục cơ tim hoàn toàn trong thời gian ngắn.

Chàng trai 17 tuổi bị viêm cơ tim nặng chỉ vì thường xuyên làm việc này vào buổi tối
Khi nhìn thấy Tiểu Trương trên chiếc giường thứ 22 ở Khoa Nội tim của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đang nói chuyện với mẹ...
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh cảm lạnh