Đau bụng là một trong những hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, có những người chỉ đau trong vài giờ, cũng có không ít người kéo dài nhiều ngày.
Đây là hiện tượng thường không nguy hiểm, nhưng với từng trường hợp, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn sức khỏe có vấn đề. Chính vì thế, việc xác định vị trí đau có thể giúp người bệnh đoán được thực tế sức khỏe, đồng thời cũng hỗ trợ bác sĩ phát hiện nguyên nhân gây bệnh.
Danh từ bụng ở đây muốn ám chỉ là ổ bụng. Ổ bụng bao gồm từ mũi ức xuống tận đáy chậu. Bụng gồm có 2 vùng chính là thượng vị (trên rốn, ngay dưới xưng ức) và hạ vị (dưới rốn).
Ổ bụng gồm có các tạng cơ bản như dạ dày - tá tràng, gan, lách, tuỵ tạng, hệ thống mật (đường dẫn mật và túi mật), ruột (đại tràng, ruột non, mạc treo, trực tràng, hậu môn), hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang), với phụ nữ còn có tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo.
GS.TS Bác sĩ Đào Văn Long – Nguyên trưởng khoa Tiêu hóa – BV Bạch Mai
Từ vị trí đau khác nhau sẽ cảnh báo, phản ánh tình trạng bệnh của mỗi người nên chúng ta cần phải phân biệt được. Dưới đây chuyên gia GS.TS Bác sĩ Đào Văn Long – Nguyên trưởng khoa Tiêu hóa – BV Bạch Mai sẽ chỉ cách đoán bệnh qua vị trí đau vùng bụng ai cũng nên biết:
1. Đối với đau dạ dày - tá tràng, gan, lách, tuỵ tạng:
Biểu hiện: Đau lâm râm, tái đi tái lại nhiều lần, có ợ chua.
Chẩn đoán: Nhiều khả năng viêm loét dạ dày tá tràng.
2. Đối với đau dạ dày - tá tràng, gan, lách, tuỵ tạng:
Biểu hiện: Đau dữ dội, tự nhiên đau khủng khiếp nhất sau bữa ăn.
Chẩn đoán: Viêm tụy cấp.
Chú ý: người bệnh cần đi đến các cơ sở y tế.
3. Đối với đau vùng dưới hạ sườn phải có các tạng như gan, mật, đại tràng
Biểu hiện: Đau dữ dội, sờ vào thấy căng, ấn vào thấy đau.
Chẩn đoán: Kiểm tra túi mật nhiều khả năng bị viêm.
4. Đối với đau vùng hố chậu phải
Biểu hiện: Tự nhiên xuất hiện đau hố chậu phải kèm theo sốt.
Chẩn đoán: Nhiều khả năng ruột thừa bị viêm.
5. Đối với đau những vùng quanh rốn
Biểu hiện: Xuất hiện cơn đau.
Chẩn đoán: Nhiều khả năng bệnh sỏi thận đang tấn công.
6. Đau bất chợt dưới rốn
Vị trí: Cơn đau có thể lan tỏa sang hai bên rốn.
Chẩn đoán có thể: Rối loạn đường ruột, viêm nhiễm đường tiểu hoặc viêm khung chậu.
Cách xử trí: Nếu cơn đau càng nặng, nên đi bác sĩ để được chẩn đoán hoặc đi cấp cứu.
7. Cảm giác nóng rát trong bụng
Vị trí: Dưới xương ức, đặc biệt sau khi ăn.
Chẩn đoán có thể: Trào ngược thực quản.
Cách xử trí: Uống thuốc chống tiết axit và tránh những bữa ăn đầy chất béo. Nếu cơn đau kéo dài nhiều tuần, nên đi bác sĩ.
8. Đau bất chợt và ra máu
Vị trí: Đau trong dạ dày kèm đi tiêu ra máu hoặc ói ra máu.
Chẩn đoán có thể: Xuất huyết nội.
Cách xử trí: Đi bệnh viện.
9. Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng tái phát
Vị trí: Đau âm ỉ trong bao tử và tái phát sau nhiều tuần, nhiều tháng, kèm theo tiêu chảy, táo bón, đầy bụng.
Chẩn đoán: Nhiều khả năng dị ứng lactose, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
Cách xử trí: đến bác sĩ.
10. Đối với các cháu bé, đau bụng dữ dội, nôn, khóc thì phải trực tiếp bác sĩ kiểm tra vì các cháu còn quá bé, không thể mô tả đúng vị trí và dấu hiệu một cách chính xác.
Ngoài những vị trí đau bụng trên thì thỉnh thoảng chúng ta cũng bị đau bụng mà không xác định được vị trí thì đó có thể do chúng ta ăn quá no hoặc ăn quá nhiều phẩm giàu chất béo, thực phẩm sinh hơi, hoặc người không dung nạp lactose ăn nhiều sữa.
Nếu là các cơn đau xuất phát từ ăn uống thì có thể khỏi trong vài giờ hoặc kéo dài vài ngày và không nguy hiểm. Nhưng nếu nó lặp lại quá nhiều lần thì đó cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo chúng ta cần lưu ý đến sức khỏe nhiều hơn.
Biểu hiện đau bụng có thể gặp trong nhiều bệnh, vì thế khi bị đau bụng chưa rõ nguyên nhân thì tạm thời không cho người bệnh ăn uống.
Người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế, không tự ý dùng thuốc hay dùng thuốc theo sự mách bảo của người không phải là thầy thuốc