Một số đặc điểm của con cái gần như được thừa hưởng chắc chắn từ người mẹ như quá trình trao đổi chất, trí thông minh...
Có thể nhiều người từng nghe nói rằng "bạn giống như bản sao của cha/mẹ bạn". Thực tế mỗi người chúng ta đều thừa hưởng một phần gen di truyền từ cha mẹ nên việc bạn có vẻ ngoài trông giống họ là điều dễ hiểu.
Nhìn chung, gen của mẹ thường chiếm 50% DNA của đứa trẻ và gen của bố là 50% còn lại. Tuy nhiên, gen của nam giới thường trội hơn so với gen của nữ giới nên thực tế chỉ có 40% gen của của mẹ di truyền cho con, 60% còn lại là của cha.
Mặc dù bộ gen của con người vẫn là một bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn chưa làm sáng tỏ được hết nhưng có một điều chắc chắn là một số hành vi và đặc điểm của bạn có ảnh hưởng từ người mẹ về mặt sinh học và các yếu tố khác. Dù có thể có cả những yếu tố có lợi và bất lợi nhưng bạn vẫn nên cảm ơn mẹ vì ít nhất đã sinh ra bạn trong đời.
#1 Dấu hiệu và tốc độ lão hóa
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao một số người già đi rất nhanh nhưng có những người lại trẻ trung rất lâu, một phần điều này có liên quan tới gen di truyền từ mẹ. Bạn có thể phải cảm ơn mẹ về thời điểm và cách thức các dấu hiệu lão hóa xuất hiện bởi vì ty thể của người mẹ góp phần vào quá trình lão hóa của con cái.
Ty thể là một phần nhỏ bé nhưng mạnh mẽ của một tế bào. Nó chịu trách nhiệm cho quá trình hô hấp và sản xuất năng lượng của tế bào. Ty thể có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình lão hóa và cách cơ thể phản ứng với các yếu tố như:
- Các gốc tự do từ tia UV của mặt trời
- Độc tố như khói thuốc lá
- Sự ô nhiễm
Và DNA ty thể (hoặc mDNA) của con cái được thừa hưởng hoàn toàn từ người mẹ vì mDNA của người cha về cơ bản sẽ tự hủy khi nó gặp và hợp nhất với các tế bào của người mẹ.
Tiến sĩ Nils-Göran Larsson, giáo sư tại Viện Karolinska và điều tra viên chính tại Viện Sinh học Lão hóa Max Planck cho biết: “DNA ty thể của mẹ dường như ảnh hưởng đến quá trình lão hóa của chính chúng ta. Nếu chúng ta thừa hưởng DNA ty thể có đột biến từ mẹ, chúng ta sẽ già đi nhanh hơn".
Ngoài việc tác động đến quá trình lão hóa, các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinka và Viện Sinh học và Lão hóa Max Planck cho biết con cái thừa hưởng mDNA của mẹ cũng sẽ nhận cả những bệnh ty thể như:
- Bệnh Alzheimer
- Loạn dưỡng cơ bắp
- Bệnh Lou Gehrig
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh ung thư.
Mặc dù thông tin di truyền từ ty thể đóng một vai trò trong quá trình lão hóa của con cái, nhưng có những yếu tố khác có thể tạo ra sự khác biệt để giảm thiểu nguy cơ ung thư và duy trì sức khỏe làn da. Điều đó bao gồm bôi kem chống nắng, tránh xa thuốc lá và ăn một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa.
#2 Trí thông minh
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên trí tuệ nhạy bén của con trẻ đến từ DNA của người mẹ. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của người mẹ đối với trí thông minh của con cái không chỉ với vai trò là "người thầy" đầu tiên của con.
Bộ não con người là một cơ quan rất phức tạp, cần nhiều năng lượng hơn nên có mật độ ty thể cao hơn. Xin được nhắc lại là DNA ty thể này chỉ đến từ mẹ, có nghĩa là những gen thông minh đó phần lớn là của mẹ.
Ngoài ra, các gen chịu trách nhiệm về trí thông minh được chứa trong nhiễm sắc thể X. Đây là lý do tại sao con trai được thừa hưởng trí thông minh từ mẹ. Con gái nhận được trí thông minh từ cả cha và mẹ. Tuy nhiên, chỉ có 60% trí thông minh là do di truyền, phần còn lại là do quá trình học tập, rèn luyện trong suốt cuộc đời.
#3 Hành vi ngủ
Kiểu ngủ, hành vi ngủ và thậm chí cả rối loạn giấc ngủ có nhiều khả năng được truyền từ mẹ hơn là từ bố. Điều này bao gồm mất ngủ và chu kỳ thức - ngủ.
Một nghiên cứu về Y học giấc ngủ cho thấy rẻ em thừa hưởng thói quen ngủ từ mẹ. Nghiên cứu cho thấy mối tương quan rõ rệt giữa giấc ngủ của mẹ và một số chỉ số về giấc ngủ ở trẻ, bao gồm:
- Trẻ ngủ bao lâu.
- Mỗi giai đoạn ngủ kéo dài bao lâu.
- Trẻ ngủ nhanh (hoặc chậm) như thế nào.
- Trẻ thức dậy lúc mấy giờ.
Các nhà khoa học vẫn chưa khám phá ra liệu những đặc điểm này là do di truyền nhiễm sắc thể thường, ty thể hay liên kết giới tính hay không. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng hành vi khi ngủ của trẻ như môi trường ngủ, sức khỏe và giai đoạn phát triển.
#4 Trao đổi chất
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh liên quan nhiều đến lối sống lành mạnh hơn là do di truyền, nhưng điều đó không có nghĩa là gen của mẹ không giúp bạn đốt cháy năng lượng dư thừa nhanh hoặc chậm hơn.
Chất béo thực tế không có hại, chúng là nguồn năng lượng thiết yếu giúp cơ thể chúng ta hoạt động. Đặc biệt, mỡ nâu chịu trách nhiệm điều hòa nhiệt độ cơ thể trong môi trường lạnh và chuyển hóa năng lượng. Trong khi các tế bào mỡ trắng lại phát triển về kích thước khi cơ thể dư thừa năng lượng.
Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng mô mỡ màu nâu có thể chống béo phì. Không chỉ vậy, họ còn phát hiện ra rằng các bà mẹ mang một loại gen cho phép chất béo nâu chống lại chất béo trắng - là loại gen được cho là do gen của người cha.
Điều này có nghĩa là các tế bào mỡ nâu từ mẹ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của con cái, đồng thời chống béo phì và các biến chứng sức khỏe khác liên quan đến mô mỡ.
Mọi người được sinh ra với cả mỡ nâu và mỡ trắng dự trữ để duy trì năng lượng. Sự phát triển của các tế bào mỡ nâu là do mẹ, và mặc dù kích thước và hình dạng của cơ thể chúng ta không hoàn toàn do di truyền nhưng có thể bị ảnh hưởng một phần từ cha mẹ. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì lối sống năng động là điều giúp các tế bào mỡ nâu sử dụng năng lượng thay vì các tế bào mỡ trắng lưu trữ năng lượng.
#5 Chiều cao
Nếu mẹ cao, điều đó không có nghĩa là con của họ cũng sẽ cao nhưng chắc chắn nó cũng tác động một phần.
Thực tế, không có cái gọi là gen “cao”, có ít nhất 700 biến thể di truyền ảnh hưởng đến chiều cao của con bạn. Nhưng các nhà khoa học đã thu thập được rằng bố chịu trách nhiệm cho hầu hết sự phát triển nhờ vào một yếu tố tăng trưởng được gọi là protein IGF.
Protein IGF được thể hiện mạnh mẽ trong gen của người cha. Mặt khác, gen của mẹ có chất ức chế protein IGF gọi là IGF2R. Điều đó có nghĩa là gen của mẹ cố gắng loại bỏ gen yếu tố tăng trưởng của bố.
Các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu tại sao gen của bố thúc đẩy sự phát triển còn mẹ lại cố gắng kìm hãm sự phát triển. Một giả thuyết cho rằng nó có thể liên quan đến lợi ích tiến hóa của một đứa trẻ.
Lập trình tiến hóa của người cha muốn con mình lớn lên và khỏe mạnh để chúng có thể tồn tại và tạo ra nguồn gen bằng gen của mình. Gen của bố "nói" với thai nhi rằng hãy hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng bổ sung có thể để tăng trưởng.
Nhưng lập trình tiến hóa của mẹ muốn sống sót khi mang thai và sinh con. Mang thai có thể gây tổn hại cho phụ nữ, đặc biệt là khi nói đến sức khỏe và dinh dưỡng trong giai đoạn đầu của quá trình tiến hóa của loài người. Vì vậy, gen của mẹ ngăn chặn sự phát triển của đứa trẻ trong tử cung để giúp quản lý việc đứa trẻ sử dụng các nguồn dinh dưỡng của mình để cả hai cùng phát triển tốt.
Tóm lại, yếu tố tăng trưởng protein IGF của bố sẽ khuyến khích con cao lớn. Gen ức chế protein IGF2R của mẹ sẽ cố gắng loại bỏ một số yếu tố tăng trưởng đó. Nhưng đó chỉ là hai gen trong số hàng trăm gen quyết định chiều cao của con. Các yếu tố môi trường cũng quan trọng.