Âm đạo là một bộ phận rất nhạy cảm và cũng cần được kiểm tra thường xuyên. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu những việc nên và không nên làm trước khi khám phụ khoa nhé.
1. Bạn không cần phải cạo lông trước khi khám
Một số phụ nữ coi việc cạo lông "vùng kín" như một phần của chu trình làm đẹp như các công việc làm móng và cạo lông mày. Tuy vậy, không cần thiết phải cạo hay tẩy lông trước khi khám phụ khoa. Tiến sĩ Ross- chuyên gia về sức khỏe phụ nữ nói: “Vệ sinh âm đạo là lựa chọn cá nhân. Chủ yếu bạn cần giữ sạch sẽ, hãy tắm rửa và vệ sinh vùng kín trước khi đi khám.”
2. Không khám khi "đèn đỏ"
Việc khám phụ khoa trong kì kinh không phải là một ý hay. Nếu bạn đang có Pap smear – xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thì có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Thay đổi nội tiết trong kì kinh cũng có thể gây khó chịu khi kiểm tra ngực và việc chảy máu âm đạo làm kiểm tra cổ tử cung gặp khó khăn hơn.
3. Không quan hệ trước khi khám
Tốt nhất là nên tránh quan hệ tình dục vào buổi tối trước khi khám phụ khoa. Nó có thể gây khó khăn cho bác sĩ phụ khoa kiểm tra toàn diện, và cũng có thể làm kết quả không chính xác. Để đảm bảo rằng bác sĩ có thể kiểm tra đúng và đảm bảo kết quả xét nghiệm, tránh quan hệ tình dục trong một hoặc hai ngày trước khi khám là tốt nhất.
4. Tránh sử dụng thuốc đặc trị
Một số loại thuốc như kem trị nhiễm nấm men, có thể hữu ích khi điều trị tại nhà. Tuy nhiên, tốt nhất là tránh sử dụng chúng trong vài ngày trước cuộc hẹn. Những loại thuốc này cũng có thể gây ra sự mất cân bằng của vi khuẩn lành mạnh. Ngoài ra, sử dụng một loại thuốc mới chèn lên loại thuốc cũ, chẳng hạn như nếu bạn đã sử dụng thuốc chữa nấm tự mua mà sau đó yêu cầu bác sĩ kê đơn, có thể gây ra phản ứng phụ.
5. Tránh thụt rửa âm đạo trước khi khám
Bạn có thể nghĩ rằng thụt rửa là một cách tốt để làm sạch âm đạo chuẩn bị cho kiểm tra. Tuy nhiên, thụt rửa thường có hại vì việc này có thể giết chết các vi khuẩn có lợi. Tất nhiên bạn sẽ muốn vệ sinh sạch sẽ trước khi khám. Nhưng hãy dùng nước và xà phòng nhẹ để sửa sạch. Ngoài ra, việc này cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả khám.