Trước đây những loại rau này vốn chỉ được coi như cỏ dại nhưng giờ nó có thể có giá tới 100 nghìn/kg nhưng vẫn được nhiều người tìm mua hay thậm chí là tìm cách trồng tại nhà bởi giá trị dinh dưỡng và những lợi ích tuyệt vời của nó đối với sức khỏe. Thậm chí còn được coi là “thần dược” ở nhiều nước.
1. Rau chùm ngây
Chùm ngây là loại cây có xuất xứ ở vùng Nam Á. Trước đây, loại cây này thường mọc hoang ở Việt Nam nhưng không được nhiều người biết đến giá trị dinh dưỡng của nó.
Sau này, khi có nhiều thông tin chia sẻ về những lợi ích của nó, chùm ngây bỗng trở thành "thần dược" được nhiều người lùng mua. Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nước khác, chùm ngây cũng rất nổi tiếng, nó được gọi với tên là “cây độ sinh”, cây cứu đói…
Rau chùm ngây có rất nhiều các chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, các vitamin, 18 axit amin, hợp chất phenol, nhiều khoáng chất... Đặc biệt chùm ngây có chứa hàm lượng canxi cao hơn sữa gấp 4 lần, có hàm lượng vitamin A cao hơn cà rốt 4 lần và vitamin C gấp 7 lần quả cam.
Với những giá trị dinh dưỡng cực tốt, chùm ngây có vô số tác dụng với sức khỏe như ngăn ngừa khối u, u xơ tiền liệt tuyến, đào thải độc tố, giúp ổn định huyết áp, bảo vệ gan và chống lại căn bệnh tiểu đường.
Mọi bộ phận của chùm ngây đều có giá trị dinh dưỡng và dược tính bao gồm lá, thân, rễ và hạt. Đây là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể sử dụng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên nhất.
2. Rau càng cua
Càng cua vốn là loại rau mọc dại thường thấy ở bờ rào, trong vườn, và hay bị nhổ bỏ ở Việt Nam. Thế nhưng, nhiều quốc gia lại coi loại rau này như “thần dược”, và khi được nhiều người biết đến thì giá trị của nó ngày càng cao, dao động từ 70.000-110.000 đồng/kg, tùy vùng miền.
Theo đông y, cây càng cua có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.
Trong rau cũng chứa nhiều chất sắt, rất tốt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Rau càng cua cũng rất tốt cho tim mạch và huyết áp nhờ có chứa các chất kali, magiê. Ngoài ra, nó cũng góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp...
Vì sở hữu đặc tính giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước nên rau càng cua có tác dụng giải khát tuyệt vời. Hơn nữa nó có thể phát huy công dụng trị bệnh ngoài da rất tốt.
3. Rau đắng biển
Rau đắng biển có tên khoa học là Bacopa monnieri L. Loại rau này thường phát triển ở các khu vực đầm lầy, bãi cỏ hoang có hơi ẩm hay nằm pha lẫn với các loại cỏ thấp ở ngoài bờ ruộng nên người ta còn gọi là rau đắng đồng.
Theo y học cổ truyền Việt Nam, rau đắng biển có tính mát, vị đắng, có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, lợi tiểu, tiêu thũng.
Trong rau đắng biển cũng sở hữu khá nhiều các chất có lợi cho sức khỏe như: các loại alkaloid và saponin. Các yếu tố này tác động rất tốt trên hệ thống tuần hoàn não, tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh, chống lại hiện tượng oxy hóa của tế bào não, nhờ đó giúp tăng cường trí nhớ. Những người mắc bệnh động kinh có thể dùng rau đắng biển để ngăn ngừa sự tái diễn của cơn động kinh.
Một nghiên cứu dược liệu tại Ấn Độ cũng cho biết rau đăng biển có thể giúp giảm đau và ngăn chặn quá trình gây viêm với những người có thoái hóa khớp hoặc mắc các chứng bệnh về đau nhức khớp.
4. Rau ngót rừng
Gần đây, mọi người chia sẻ thông tin về một loại rau có giá đắt ngang tôm hùm. Đó chính là rau sắng hay còn gọi là cây rau ngót rừng. Theo chia sẻ, rau sắng có giá 150 nghìn đồng/kg nhưng khi khan hàng có thể lên đến hơn 1 triệu/1kg. Rau sắng đang trở thành thứ rau đắt nhất của giới sành ăn, được nhiều người săn lùng.
Rau ngót rừng hay ngót nhà đều có những công dụng kỳ diệu. Đây là vị thuốc dễ trồng và dễ sống nhất. Lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và rễ rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Lá rau ngót còn giúp chữa sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc,... Rễ rau ngót rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp.
Ngoài ra, rau ngót rừng rất giàu đạm nên được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa can-xi gây loãng xương và sỏi thận. Với những thành phần trên, rau ngót được khuyên dùng cho người muốn giảm cân và người bị tăng huyết áp.