Nước mía là một loại nước giải khát vô cùng phổ biến trong những ngày hè oi ả. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên uống, vậy những người mắc bệnh nào không nên uống nước mía?
Uống nước mía là thói quen của nhiều người trong những ngày mùa hè. Theo đông y, nước mía có tính mát, thanh nhiệt, nhuận tràng, vị ngọt. Thậm chí, nước mía còn có tác dụng trong chữa ho khan, mất dịch vị, miệng khô khát, nôn ọe nhiều, mệt mỏi.
Trong 100ml nước mía có khoảng 269,1 calo. Ngoài ra trong 100ml này còn có các thành phần dinh dưỡng khác đó là natri 58mg, kali 63mg, sắt 3.6mg, magie 10mg, canxi 13mg… và có tới 73g ( khoảng 70%) là cacbonhydrat có thành phần chủ yếu là đường.
Tác dụng của nước mía đối với sức khỏe
1. Cung cấp năng lượng nhanh
Những ngày nắng nóng, uống một ly nước mía có thể tiếp thêm năng lượng trong thời gian ngắn và tránh mất nước. Các loại đường đơn trong nước mía cũng được cơ thể hấp thụ dễ dàng. Điều này có nghĩa là nước mía có thể giúp bạn tăng lượng đường trong cơ thể một cách tự nhiên.
2. Tăng cường chức năng gan
Nước mía có thể giúp bạn giảm nhẹ các bệnh liên quan đến gan như vàng da (bệnh do sự hiện diện của sắc tố màu vàng trong billirubin máu) một cách tự nhiên. Bệnh vàng da là do gan hoạt động không tốt cũng như các ống mật bị tắc. Mía giúp bạn duy trì nồng độ glucose trong cơ thể và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, nước mía có tính kiềm tự nhiên giúp duy trì độ cân bằng điện giải trong cơ thể, từ đó ngừa trường hợp gan bị quá tải
3. Giúp phòng ngừa bệnh ung thư
Nước mía có chứa nhiều canxi, magie, kali, sắt và mangan nên có tính kiềm. Bên cạnh đó, loại nước này cũng có chứa flavonoid có thể giúp bạn ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư phổi và ung thư vú.
4. Cải thiện hệ tiêu hóa
Hàm lượng kali có trong nước mía sẽ hỗ trợ cần bằng độ pH trong dạ dày, điều tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần trong việc giúp hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru hơn. Ngoài ra, loại đồ uống này cũng có khả năng phòng ngừa được tình trạng nhiễm trùng dạ dày.
5. Đẹp da, ngừa mụn
Nỗi ao ước của chị em phụ nữ là sở hữu một làn da sạch mụn và khỏe đẹp. Với các loại a-xít alpha hydroxy (hay còn gọi là AHA) mà nước mía sở hữu chúng mang đến một nguồn dưỡng chất quan trọng giúp duy trì một làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa mụn xuất hiện, giảm mụn sưng tấy, chống lão hóa và dưỡng ẩm cho da.
6. Ổn định được chức năng của thận
Tác dụng của nước mía cũng rất tốt đối với thận, trong loại đồ uống này không có chứa hàm lượng cholesterol, rất ít Natri và không có hàm lượng chất béo bão hòa, nekne sẽ hỗ trợ tối đa duy trì sức khỏe của thận. Đồng nghĩa với việc khi thận khỏe, sức khỏe tổng thể của cơ thể bạn sẽ được cải thiện.
7. Giảm đau do một số bệnh
Một số bệnh như bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt có thể khiến bạn bị nóng rát khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể pha nước mía với nước chanh hay nước dừa tươi để uống.
8. Hỗ trợ xương và răng phát triển
Mía giàu canxi nên có thể giúp xương và răng phát triển tốt hơn. Vậy nên, bạn có thể ăn mía bên cạnh việc uống để tận dụng được lợi ích này của mía.
9. Cải thiện vấn đề răng miệng
Nước mía giàu khoáng chất như canxi và phốt pho nên có thể giúp củng cố men răng và giảm nguy cơ sâu răng. Loại nước này cũng giúp khắc phục tình trạng hơi thở có mùi do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng kể trên.
Người mắc bệnh nào không nên uống nước mía?
- Không nên uống nước mía khi đang dùng một số loại thuốc khác: Trong trường hợp các bạn đang uống những loại thuốc bổ sung, thuốc đông máu khi đó không nên uống nước mía. Do những loại thuốc này sẽ có khả năng cản trở tác dụng của Policosanol và sẽ khiến cho tác dụng của loại đồ uống này trở nên vô nghĩa.
- Phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều nước mía: Thành phần cơ bản của nước mía chính là đường. Khi cơ thể nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, sẽ có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.
- Những người béo phì cần tránh: Những nhà khoa học nghiên cứu, trong nước mía thì đường chiếm đến 70%, còn lại là thành phần chất béo, bột, đạm. Do đó, nước mía sẽ có khả năng cung cấp thêm rất nhiều năng lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng, dễ gây nên tình trạng tăng cân và béo phì.
- Người hay đầy bụng, đi lỏng: Nước mía có tính lạnh và chứa hàm lượng đường cao nên những người hay đầy bụng, hệ đường ruột yếu và đi lỏng không nên dùng nước mía thường xuyên. Cũng chính vì hàm lượng đường cao nên uống quá nhiều nước mía sẽ dẫn đến béo phì vì dư thừa năng lượng.
Ngoài lưu ý không được để nước mía quá lâu ở trong tủ lạnh. Nước mía là thức uống tốt, nhưng khi để quá lâu, hoặc nếu bảo quản trong điều kiện trong phù hợp thì rất dễ tạo môi trường tối cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, do đó sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ở mức độ cao.