Trước tình hình thời tiết diễn biến thất thường, nhiều người đi chuyển dưới thời tiết mưa ướt, ngập lụt nên dễ mắc bệnh ngoài da. Vậy làm sao để bảo vệ và chăm sóc làn da đúng cách? Ths.BSCK II Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam sẽ chia sẻ về vấn đề này.
Thạc sĩ Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành hiện đã có hơn 15 năm kinh nghiệm khám và điều trị chuyên khoa Da liễu, Thẩm mỹ, với kinh nghiệm...
Chào bác sĩ,
Thời gian gần đây thời tiết mưa nhiều khiến đường xá ngập lụt, gia đình tôi bị nước tràn vào nhà nên sinh hoạt bị đảo lộn. Đặc biệt, có đến 4/5 thành viên trong gia đình bị ngứa ngáy, nước ăn chân, dù đã ngâm chân nước muối, rửa xà phòng, đun nước lá rửa nhưng vẫn không đỡ.
Xin bác sĩ tư vấn, với tình trạng ngập úng, nước đọng như hiện nay, tôi cần phải làm gì để bảo vệ làn da, nhất là ở các kẽ ngón chân hay bị ngứa nhiều nhất. Xin cảm ơn bác sĩ.
Thông thường, khi cơ thể hoặc một bộ phận cơ thể nào đó ngâm dưới nước trong thời gian lâu đều sẽ bị ảnh hưởng, làm giảm liên kết của các tế bào sừng, dấu hiệu nhận biết dễ nhất là da nhăn nheo, dễ bị tổn thương.
Đặc biệt, khi phải lội hay ngâm chân quá lâu trong nước ngập úng có thể gây nên một số vấn đề nghiêm trọng hơn với làn da. Nguyên nhân là do, nước ngập úng thường rất bẩn, khi kết hợp nước mưa và nước thải sinh hoạt khiến tình trạng viêm nhiễm, tổn thương nặng nề hơn.
Tình trạng thường gặp nhất là viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da kích ứng, viêm da cơ địa tái phát, tổ đỉa, viêm kẽ… Tình trạng này nặng nề hơn với người có cơ địa dị ứng, nhất là kẽ bàn tay, bàn chân ở chỗ kín, da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Biểu hiện ban đầu thường là ngứa đỏ, lên mụn nước, nứt kẽ ngón chân, phồng rộp…
Lưu ý, một sai lầm dường như ai cũng gặp, đó là khi lội hoặc ngâm nước ngập úng về, mọi người hay rửa hoặc ngâm chân bằng nước xà phòng, nước muối hay nước lá, việc làm này có thể làm tình trạng trầm trọng thêm. Khi đó sẽ khiến da bị khô, gây viêm da kích ứng với chính các loại nước đó, nhất là nước lá.
Việc tiếp xúc với nước mua lũ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến làn da, vì thế việc vệ sinh và phòng bệnh là rất quan trọng. Ảnh minh họa.
Để phòng bệnh, tốt nhất hãy tránh xa nguồn nước bẩn, khi đi qua vùng nước bẩn hãy dùng thuyền, bè hoặc dụng cụ như ủng, quần áo bảo hộ để tránh tiếp xúc với nước. Nếu không may bị tiếp xúc với nước thì cần rửa chân tay, nơi tiếp xúc bằng nước sạch, với xà phòng dịu nhẹ. Tuyệt đối không sử dụng xà phòng giặt để rửa lại chân tay, hoặc ngâm chân tay vào nước muối, nước lá cây với mục đích giảm ngứa, viêm. Cách tốt nhất là nên sử dụng xà phòng dịu nhẹ để rửa với nước sạch, sau đó bôi dưỡng ẩm trong 2-3 ngày. Nếu triệu chứng không giảm, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ kê đơn, tránh tình trạng da bị bội nhiễm.
Hơn nữa, với người bị dị ứng tiếp xúc, nhất là dị ứng với cao su không nên sử dụng ủng hoặc găng tay cao su khi làm việc, nên dùng găng tay nilon hoặc quần áo bảo hộ.
Trường hợp bị ngứa, mẩn đỏ, nổi mụn nước khó chịu, người dân cũng tuyệt đối không cào gãi, hay dùng kim đâm vỡ mụn nước, tạo thành vết thương hở. Việc này sẽ khiến tổn thương lan rộng, gây bội nhiễm, khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Tin liên quan
Rất nhiều phụ huynh có con nhỏ khi thấy con bị vàng da lo lắng vì không biết con bị vàng da sinh lý hay do viêm gan bí ẩn. TS.BS Trương Hữu...
Tết với mọi người là giây phút đoàn viên, sum họp bên gia đình. Nhưng với những đứa trẻ không may mắc ung thư, Tết chỉ là thời gian tạm nghỉ...
Việc tắm quá kỹ, chăm sóc làn da không đúng cách sẽ gây khô da, đặc biệt ở những người viêm da cơ địa, có bệnh lý về da dễ gây biến chứng...
Nghệ An - Bé trai cơ thể quấn băng bông, bị bỏ trong thùng giấy đặt trên đường ở xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu, được người dân phát hiện...
Tin bài cùng chủ đề Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành
Gần Tết, nhu cầu làm đẹp của chị em ngày càng gia tăng, đặc biệt là các dịch vụ làm đẹp cấp tốc. Thế nhưng, chính sự vội vã này khiến nhiều người phải trả giá khi bị biến chứng nghiêm trọng.