Quả này giá chỉ vài nghìn, giàu viamin C hơn cam, là "kho báu" dinh dưỡng nhưng có người ăn quả chín lại dễ gặp nguy

DIỆU THUẦN - Ngày 01/04/2024 18:08 PM (GMT+7)

Theo các bác sĩ, đu đủ là một loại quả có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng ăn nhiều hoặc ăn không đúng cách lại dễ gây hại cho sức khỏe.

Loại quả ăn vào có thể ngừa được ung thư

Đu đủ là cây dễ trồng, dễ chăm sóc và có ở khắp nơi trên đất nước ta. Điều đặc biệt, các bộ phận như lá, hoa, trái… của cây này đều có thể ăn hoặc dùng làm thuốc. Trái đu đủ khi chín có thể ăn trực tiếp, làm sinh tố, kem, mứt hoặc nấu chè… Khi quả còn xanh có thể làm các món gỏi, nấu canh…

Đu đủ là loại cây có ở khắp nơi trên đất nước ta. Ảnh: DT.

Đu đủ là loại cây có ở khắp nơi trên đất nước ta. Ảnh: DT.

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn, giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, đu đủ không chỉ là một loại quả nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, mà còn là một phương thuốc rất quý. Trong đu đủ chín chứa khoảng 70% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit, axit hữu cơ, vitamin A, B, C, protit, 0,9% chất béo, xenlulozơ (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, vitamin B1, vitamin B2...

Đặc biệt, lượng beta caroten trong đu đủ có nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A.  Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hóa mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng.

Ngoài ra, trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin nên có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C và vitamin B1, B2. Khi chín, quả đu đủ có chứa 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, nhiều carotenoid axit hữu cơ và các chất đạm chống oxy hóa nên có tác dụng tốt cho hệ thống tim mạch có thể ngăn ngừa bệnh ung thư kết tràng…

Cả đu đủ chín và xanh để có thể chế biến được nhiều món ăn. Ảnh minh họa.

Cả đu đủ chín và xanh để có thể chế biến được nhiều món ăn. Ảnh minh họa.

Không nên ăn đu đủ chín quá nhiều, phụ nữ có thai đừng ăn

Tuy nhiên, theo bác sĩ Đinh Văn Chỉnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, trong đu đủ chín chứa một loạt các hợp chất tự nhiên có thể gây hại cho sức khỏe con người như enzyme, cụ thể là chất papain thường được sử dụng trong sản xuất thuốc lá và thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa. Theo bác sĩ Chỉnh, việc tiêu thụ quá nhiều papain có thể gây kích ứng dạ dày và ruột, đặc biệt là đối với những người dễ bị kích ứng dạ dày. Hay chất chymopapain có thể gây ra các vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy nếu tiêu thụ quá mức.

Lượng vitamin C có trong đu đủ chín nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề như viêm niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ loét dạ dày. Hay các axit malic có trong đu đủ chín có thể làm giảm pH trong dạ dày, gây ra cảm giác đau và khó chịu ở dạ dày.

Bác sĩ Chỉnh cho rằng, những enzyme và axit trên có thể được nhân lên trong quá trình chín của quả đu đủ, khi tiêu thụ quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe. 

Theo các bác sĩ, trong đu đủ chín có chứa thành phần gây hại cho sức khỏe, vì vậy không nên ăn nhiều. Ảnh: DT.

Theo các bác sĩ, trong đu đủ chín có chứa thành phần gây hại cho sức khỏe, vì vậy không nên ăn nhiều. Ảnh: DT.

Bác sĩ Đinh Minh Trí, Đại học Y dược TP.HCM, cũng khuyến cáo, trong đu đủ chín có chứa chứa enzym papain, cyanogenic glycoside, lượng vitamin nhiều nên những người gặp vấn đề đường hô hấp, sỏi thận, hạ đường huyết, người có tiêu hóa kém, suy giáp, suy gan, rối loạn dạ dày, phụ nữ có thai… không nên ăn hoặc ăn ở mức vừa phải để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo các bác sĩ, để tránh những tác hại của đu đủ chín và yên tâm thưởng thức các món ăn bổ dưỡng từ đu đủ chúng ta cần:

- Kiểm soát lượng tiêu thụ loại quả này trong chế độ ăn hàng ngày và không nên ăn quá nhiều một lần.

- Chọn đu đủ chín tươi, vỏ căng bóng để ăn. Không nên sử dụng các sản phẩm chế biến chứa đu đủ chín có thêm đường hoặc chất bảo quản vì những yếu tố này gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Trước khi ăn đu đủ chín luôn chú ý rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất có thể bám lại trên bề mặt vỏ.

- Nên ăn đu đủ chín như một thực phẩm tráng miệng và trước đó nên chọn ăn thực phẩm dễ tiêu hóa như rau củ, cháo... để giảm bớt sự căng thẳng cho dạ dày.

- Theo dõi cẩn thận các phản ứng của cơ thể sau khi ăn đu đủ chín. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào như phát ban, ngứa hoặc khó thở, cần đến cơ sở y tế kiểm tra ngay. 

Theo DIỆU THUẦN Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm tốt cho sức khỏe