Ngày nay, rất nhiều phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa, trong số đó có bệnh ung thư cổ tử cung là căn bệnh rất nguy hiểm.
Bác sĩ Dương Bồi Lệ, Trưởng khoa Phụ Sản tại Bệnh viện Quân đoàn Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh, Trung Quốc cho biết khi trước khi bị ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện một số tổn thương, về mặt học thuật được gọi là tổn thương nội biểu mô cổ tử cung. Theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, nó có thể được chia thành ba cấp độ:
- Cấp độ I đề cập đến các tế bào bất thường phát triển ở 1/3 dưới của lớp biểu mô cổ tử cung.
- Cấp độ II đề cập đến các tế bào bất thường phát triển ở 2/3 dưới của lớp biểu mô cổ tử cung.
- Cấp độ III, sự tăng sinh của các tế bào bất thường hơn 2/3 sẽ dẫn đến ung thư cổ tử cung tại chỗ và ung thư cổ tử cung không xâm lấn, nếu nặng hơn và phát triển sẽ gây ra ung thư xâm lấn - sự khởi đầu của ung thư cổ tử cung.
Trong quá trình tổn thương ở cổ tử cung, hầu hết phụ nữ không thấy đau rõ ràng, điều này có liên quan mật thiết đến việc thiếu các dây thần kinh cảm giác đau ở niêm mạc cổ tử cung. Máu kinh được ví như “mặt trong” của tử cung phụ nữ, có thể được sử dụng như một cách quan trọng để phản ánh các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung.
Đặc biệt đối với một số phụ nữ không có thói quen khám sức khỏe tổng thể thì cũng nên tìm hiểu để phân tích chính xác những thay đổi trên bề mặt cơ thể, phát hiện và điều trị sớm.
Quần lót xuất hiện 2 màu đặc biệt này, cẩn thận có thể ung thư cổ tử cung "cận kề"
1. Màu vàng xanh
Ở những trường hợp bình thường, khí hư có màu trắng sữa hoặc không màu và trong suốt, nhưng dưới tác động của các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung hoặc nhiễm virus HPV, sẽ khiến một số tế bào biểu mô tăng sinh bị bong ra và hòa lẫn với dịch tiết của nữ giới khiến màu sắc của huyết trắng thay đổi, thường có màu xanh hơi vàng.
Nếu đột nhiên chị em thấy quần lót dính dịch tiết màu vàng xanh thì nên chú ý. Theo trang tin y tế Healthline, tiết dịch âm đạo của phụ nữ nếu bỗng dưng có màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn màu hồng của máu và gây ra mùi khó chịu... thì phụ nữ nên cẩn thận việc mình đã mắc một số bệnh, có thể là do ung thư buồng trứng hay viêm vòi trứng, ung thư cổ tử cung...
2. Màu đỏ
Nếu không phải trong kỳ kinh nguyệt mà chị em phát hiện có vết máu ở quần lót thì đừng chủ quan. Nên chú ý theo dõi và đi khám sớm nhất có thể. Vì khi nhiễm vi rút HPV tiến triển thành tổn thương nội biểu mô cổ tử cung cấp độ II, tổn thương quá mức có thể gây vỡ biểu mô niêm mạc và chảy máu, dẫn đến hiện tượng chảy máu không theo chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra nếu những biểu hiện trên xuất hiện kèm theo những dấu hiệu dưới đây, chị em cũng cần tăng cường chú ý hoặc cảnh giác với bệnh ung thư cổ tử cung.
- Trên bề mặt da có những nốt mụn đỏ.
- Đau bụng dù không có kinh nguyệt
- Vùng kín thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu.
- Vùng da bẹn dễ bị thâm.
- Đau lưng.
- Thiếu máu.
- Đau vùng chậu hoặc đau khi giao hợp.
- Són tiểu hay khi đi tiểu có máu, đau khi đi tiểu.
- Giảm cân không rõ lý do.
Ung thư cổ tử cung có tỷ lệ chữa khỏi cao ở những tổn thương tiền ung thư hoặc chuyển sang giai đoạn ung thư sớm, nhưng một khi đã chuyển sang giai đoạn nặng thì cơ hội sống sót là rất ít. Vì vậy, việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời rất có lợi cho việc bảo vệ tính mạng của chị em phụ nữ.
Bác sĩ Dương Bồi Lệ chỉ cách phòng tránh ung thư cổ tử cung:
Một người phụ nữ có đến 70% nguy cơ nhiễm HPV, một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm. Tuy nhiên, phòng tránh bệnh hiệu quả là điều hoàn toàn có thể làm được như:
- Sống chung thủy 1 vợ 1 chồng: Hãy chung thủy 1 vợ 1 chồng là cách phòng tránh an toàn các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục như: HIV/AIDS, viêm gan B, vi rút HPV…
- Không quan hệ quá sớm: Quan hệ quá sớm (ở tuổi dậy thì) là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV.
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, điều trị triệt để khi phát hiện ra tổn thương.
- Bao cao su không thể tránh được lây nhiễm HPV tuyệt đối: Bao cao su không phải là biện pháp tối ưu giúp bạn miễn nhiễm với loại vi rút này vì trên thực tế vi rút không chỉ sống trong màng nhầy mà còn sống ở cả trên da.
- Không hút thuốc lá: Ngay cả khi không bị nhiễm HPV, thuốc lá cũng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cho người sử dụng và người hút thuốc thụ động.
- Tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung: Theo các chuyên gia y học hiện nay, tất cả phụ nữ từ 10 – 25 tuổi được khuyên nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung, tổng cộng là tiêm 3 mũi trong vòng 6 tháng.