Rong kinh sau sinh khi nào nguy hiểm, nguyên nhân do đâu?

Ngày 22/05/2020 17:00 PM (GMT+7)

Rong kinh sau sinh không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Nhưng khi nào cần tìm kiếm hỗ trợ y tế? Đọc bài viết dưới đây để xác định tình trạng trong kinh.

Dù sinh thường hay sinh mổ, phụ nữ cũng sẽ bị chảy máu âm đạo sau sinh. Điều này được gọi là rong kinh sau sinh, giúp cơ thể đào thải máu và mô thừa trong tử cung - những thứ đã nuôi dưỡng em bé trong thời kì mang thai.

Chảy máu nặng nhất trong vài ngày đầu sau khi em bé được sinh ra. Nhưng nếu chảy máu tiếp tục nặng dần sau đó, phụ nữ cần được chăm sóc y tế đặc biệt.

Rong kinh sau sinh khi nào nguy hiểm, nguyên nhân do đâu? - 1

Rong kinh sau sinh là điều hoàn toàn bình thường.

Thế nào là rong kinh sau sinh bình thường?

Máu kinh sẽ có màu đỏ tươi, xuất hiện kèm một số cục máu đông trong vài ngày đầu sau khi sinh. Lúc đầu, thai phụ phải sử dụng một miếng đệm y tế chuyên dụng, nhưng sau đó có thể quay trở lại một miếng băng vệ sinh thông thường.

Phụ nữ có thể bị chảy máu nhiều hơn một chút khi xuất viện, vì lúc này họ sẽ phải di chuyển và vận động nhiều hơn. Nếu điều này xảy ra, hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn và hạn chế đi lại.

Chảy máu khi đứng cũng là điều bình thường, do cấu trúc của âm đạo. Máu sẽ ở trong một khu vực giống như cốc khi phụ nữ đang ngồi hoặc nằm, và khi đứng lên thì máu sẽ chảy ra. 

Sau khoảng 10 ngày, thai phụ sẽ thấy ít máu hơn. Thông thường, máu sẽ chảy nhẹ hoặc ra đốm trong tối đa 6 tuần sau khi sinh. Bạn chỉ có thể sử dụng băng vệ sinh trong thời gian này, còn tampon có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Rong kinh sau sinh ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ sau sinh con. Tình trạng này có khả năng xảy ra trong 24 giờ đầu sau sinh, nhưng cũng sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng 12 tuần đầu sau khi em bé chào đời.

Rong kinh sau sinh khá là nghiêm trọng. Nó có thể làm sụt giảm huyết áp. Nếu huyết áp xuống quá thấp, các cơ quan trong cơ thể sẽ không nhận đủ máu, tạo ra một cú sốc, và thậm chí gây tử ving. Đó là lý do tại sao được điều trị sớm rất quan trọng.

Rong kinh sau sinh khi nào nguy hiểm, nguyên nhân do đâu? - 2

Rong kinh sau sinh có thể làm tụt huyết áp.

Hãy cho bác sĩ hoặc cấp cứu nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

- Chảy máu đỏ tươi sau ngày thứ ba sau khi sinh

- Cục máu đông lớn hơn quả mận

- Trong 1 giờ, chảy máu làm ướt nhiều hơn một băng vệ sinh, và không thuyên giảm hoặc dừng lại

- Nhìn mờ

- Ớn lạnh

- Da luôn ẩm vì mồ hôi

- Tim đập loạn nhịp

- Chóng mặt

- Yếu ớt

- Buồn nôn

- Cảm giác như sắp ngất

Nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh sau sinh?

Một số tình trạng có thể làm tăng khả năng rong kinh sau sinh. Bạn sẽ có nguy cơ cao hơn nếu từng bị rong kinh trước đó. Dù không rõ lý do, nhưng phụ nữ châu Á và Tây Ban Nha có nhiều khả năng gặp tình trạng này hơn.

Nguyên nhân phổ biến nhất của rong kinh sau sinh là một thứ gọi là đờ tử cung. Thông thường, tử cung co bóp sau khi sinh để cầm máu nơi có nhau thai. Nhau thai là một cơ quan phát triển trong tử cung trong thai kỳ, dùng để nuôi dưỡng em bé. Đờ tử cung làm âm đạo không hoạt động bình thường được, từ đó có thể gây chảy máu nặng sau khi sinh con.

Bạn có thể có nhiều khả năng này nếu:

- Sinh nhiều con cùng một lúc (ví dụ như sinh đôi)

- Có con lớn hơn 4kg

- Lao động trong một thời gian dài

- Đã sinh con nhiều lần trước đó.

Các điều kiện khác có thể làm tăng nguy cơ rong kinh sau sinh, bao gồm:

- Vỡ tử cung - tử cung rách khi chuyển dạ

- Sinh mổ - nguy cơ xuất huyết sau sinh cao hơn so với sinh thường

- Rách trong âm đạo hoặc cổ tử cung trong khi sinh

- Gây mê toàn thân - điều này có thể được sử dụng nếu bạn sinh mổ

- Oxytocin (Pitocin) - một loại thuốc hỗ trợ phụ nữ chuyển dạ

- Tiền sản giật - huyết áp cao và protein trong nước tiểu phát triển trong thai kỳ

- Béo phì

- Các vấn đề ảnh hưởng đến nhau thai

Rong kinh sau sinh khi nào nguy hiểm, nguyên nhân do đâu? - 3

Nguyên nhân gây ra rong kinh chủ yếu là do đờ tử cung.

Điều trị rong kinh sau sinh

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho tình trạng này. Nguyên nhân gây chảy máu sẽ giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tốt nhất cho từng trường hợp, ví dụ như:

- Sử dụng thuốc giúp tử cung co bóp

- Massage tử cung

- Loại bỏ các mảnh nhau thai vẫn còn trong tử cung

- Thực hiện phẫu thuật nội soi - phẫu thuật mở bụng để tìm ra nguyên nhân chảy máu và ngăn chặn chúng

- Truyền máu - máu được truyền thông qua một ống đi trong tĩnh mạch để bù đắp lượng máu đã mất

- Phẫu thuật cắt bỏ tủ cung

- Sử dụng một loại thuốc đặc biệt để cầm máu

- Thưc hiện thuyên tắc động mạch tử cung, giúp hạn chế lưu lượng máu đến tử cung

- Chèn bong bóng Bakri vào bên trong tử cung của bạn, tăng thêm áp lực, giúp làm chậm quá trình chảy máu

Nguồn tham khảo

Vaginal Bleeding After Birth: When to Call a Doctor - Web MD - 06/12/2019.

Nguyên nhân gây rong kinh và bị rong kinh uống thuốc gì?
Rong kinh là gì? Bị rong kinh uống thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về "căn bệnh phụ nữ" này.

Hoàng Lan (Dịch từ Web MD)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kinh nguyệt