Không phải dung dịch vệ sinh, loại nước rẻ như cho này rửa vùng nhạy cảm mới tốt, vừa sạch, ngừa viêm lại đỡ đau bụng kinh

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 23/03/2023 19:00 PM (GMT+7)

Việc vệ sinh vùng kín trong những ngày đèn đỏ rất quan trọng, nhưng nhiều người không chú ý. ThS. BSCKII. Nguyễn Thị Bích Thủy - Trưởng khoa khám Phụ khoa tự nguyện (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) sẽ hướng dẫn chị em cách vệ sinh đơn giản, hiệu quả.

Hạ Mây (hoatrinhnu***@gmail.com)

Vệ sinh "vùng kín" ngày thường và ngày kinh nguyệt có gì khác nhau không thưa bác sĩ? Ngày đèn đỏ phải vệ sinh như thế nào, dùng loại nước nào để an toàn và tránh viêm nhiễm?

img alt src/upload/1-2023/images/2023-03-23/ve-sinh-1679552366-458-width600height283.jpg stylewidth: 600px; height: 283px; /
ThS.BSCKII Nguyễn Thị Bích Thủy

"Vùng kín" hay bộ phận sinh dục nằm gần vùng hậu môn, là bộ phận hay có vi khuẩn cư trú nên việc vệ sinh khu vực này sạch sẽ rất quan trọng. Trong ngày bình thường, nên chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng ở vùng kín, đi vệ sinh xong thấm khô ngay. Nên rửa bằng nước sạch và mặc quần lót có chất liệu cotton, có độ rộng thoáng, tránh mặc bó sát gây kích ứng vùng xung quanh. 

Trong những ngày có kinh nguyệt, chị em lưu ý thay băng vệ sinh đều đặn, không nên sử dụng cả ngày, dù máu kinh ra ít cũng phải thay, từ 4-6 tiếng/lần, tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây mùi khó chịu, dễ gây viêm nhiễm. Trong ngày đang hành kinh chị em có thể sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày.

Ngoài ra, bạn cần theo dõi lượng máu kinh xem có bất thường không. Nếu lượng máu kinh ra quá nhiều, phải thay hơn 6 băng vệ sinh/ngày thì nên đi khám. Hoặc thời gian hành kinh kéo dài quá 7 ngày cũng nên đi khám vì để như vậy sẽ khiến cơ thể mất máu nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và học tập.

Không phải dung dịch vệ sinh, loại nước rẻ như cho này rửa vùng nhạy cảm mới tốt, vừa sạch, ngừa viêm lại đỡ đau bụng kinh - 2

Vệ sinh vùng kín rất quan trọng để tránh âm đạo bị viêm nhiễm. 

Nên rửa vùng kín bằng nước ấm để giúp cho khu vực này được thư giãn, giảm cảm giác tức nhẹ vào những ngày nhạy cảm. Đây cũng là cách tránh cho vùng kín phải chịu lạnh đột ngột khiến tình trạng đau bụng kinh nặng thêm. Ngoài ra, dùng nước ấm vệ sinh còn giúp ổn định môi trường âm đạo, tránh được những tác động xấu trong kỳ “đèn đỏ”.

Hạn chế vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh vì nó chứa lượng axit và các hoạt chất tẩy rửa nên dễ làm cho môi trường bên trong âm đạo thay đổi. Thao tác rửa vùng kín đúng cách gồm: Rửa từ trước ra sau và chỉ rửa bên ngoài bộ phận sinh dục (âm hộ), sau đó cần dùng khăn khô thấm cho sạch.

Hạn chế ngâm vùng kín quá lâu trong bồn tắm để không tạo cơ hội cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào. Không ngâm mình ở ao, hồ, sông, suối để tránh bị nhiễm khuẩn ngược dòng.

Chỉ rửa bên ngoài âm đạo, tuyệt đối không thụt rửa sâu vào bên trong. Kiêng quan hệ trong giai đoạn này vì môi trường máu kinh rất dễ nhiễm khuẩn.
 

Mọi thắc mắc của bạn độc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý đọc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Chuyên gia Nhật: 3 loại thực phẩm không nên ăn trong thời kỳ kinh nguyệt
Hầu hết phụ nữ cảm thấy khó chịu và đau đớn về thể chất trước và sau kỳ kinh nguyệt. Ngoài sự mất cân bằng nội tiết tố và thiếu hụt vitamin, nguyên nhân của những khó chịu này cũng có thể liên quan đến thói quen ăn uống.

Kinh nguyệt

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh phụ nữ