Rụng tóc là nỗi ám ảnh của mỗi chị em phụ nữ, gây ra các phiền toái trong cuộc sống. Vậy làm sao để phòng ngừa và trị dứt điểm khi bị tóc bị rụng.
Rụng tóc là nỗi ám ảnh của không ít người bởi "cái răng, cái tóc là góc con người". Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau và phải xác định được đúng nguyên nhân mới có thể điều trị được.
Bài viết bao gồm: 1. Vòng đời của tóc |
VÒNG ĐỜI CỦA TÓC
Giai đoạn tăng trưởng (anagen)
Lúc này tóc bắt đầu hình thành và mọc thoát khỏi tuyến dầu quanh nang tóc, nhú ra khỏi da đầu. Thân tóc sẽ phát triển (sừng hóa) ở phía ngoài da đầu. Tóc sẽ mọc khoảng 1 cm mỗi tháng.
Giai đoạn dừng tăng trưởng (catagen)
Trong giai đoạn này, tóc sẽ dừng hết những hoạt động tăng trưởng, phần sâu nhất của nang tóc sẽ thoái hóa trong 2 đến 3 tuần.
Giai đoạn thoái hóa (telogen)
Giai đoạn thoái hóa sẽ kéo dài từ 2-4 tháng. Tóc bắt đầu rụng đi, phần chân tóc co lại và bắt đầu một vòng đời mới.
CHẤT DINH DƯỠNG CẦN CHO TÓC
Bitotin (vitamin H): Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển của tóc.
Vitamin B: Với nhiều loại vitamin khác nhau như B1, B2, B3, B5, B6, B12, vitamin B có khả năng giảm rụng tóc, tăng độ ẩm cho tóc, giảm tác động của stress đối với cơ thể.
Silica (silcon): Chất dinh dưỡng thiết yếu cho móng và tóc.
Kẽm: Tăng sức khỏe cho tóc.
Ngoài ra, tóc còn cần vitamin E, vitamin D và sắt.
CÓ MẤY LOẠI RỤNG TÓC?
Rụng tóc sinh lí: Là tóc rụng khi đã kết thúc vòng đời của chúng. Mỗi ngày, rụng khoảng vài chục đến 100 sợi tóc là điều hoàn toàn bình thường.
Rụng tóc bệnh lí: Đây là khi tóc rụng theo với số lượng nhiều, kéo dài trong một thời gian dài, hậu quả thường là tóc mỏng đi, hói hoặc trọc.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TÓC BỊ RỤNG
- Stress;
- Rối loạn chức năng hệ miễn dịch;
- Thiếu dưỡng chất;
- Ngộ độc;
- Dùng nhiều loại thuốc có khả năng gây rụng tóc;
- Hóa trị;
- Xạ trị;
- Sinh con;
- Sử dụng nhiều mỹ phẩm cho tóc;
- Thường xuyên uốn, nhuộm, sấy.
DẤU HIỆU TÓC RỤNG
- Rụng nhiều khi gội;
- Rụng khi vuốt tóc;
- Rụng tóc khi ngủ dậy;
- Tóc thưa, rụng từng mảng.
Dấu hiệu rụng tóc nhiều báo hiệu bị bệnh gì
Stress: Những bệnh liên quan đến tâm lí luôn có ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể bạn. Stress khiến hooc môn bị rối loạn, đồng thời sản sinh ra chất làm tóc bị rụng có tên telogen effluvium.
Bệnh lý về suy giảm chức năng chuyển hoá: lupus ban đỏ, lichen phẳng, xơ cứng bì, vảy nến, bệnh về tuyến giáp, giang mai, viêm da tiết bã… là những căn bệnh gây ra tình trạng tóc rụng trong một thời gian ngắn.
Thiếu máu: Những đối tượng bị thiếu máu như thiếu máu bẩm sinh, vừa bị tai nạn, vừa trải qua phẫu thuật hay bà bầu mới sinh… đều có khả năng bị rụng tóc, bởi máu là nguồn dinh dưỡng nuôi máu chính.
Mất cân bằng hormone: Tình trạng này xảy ra đa phần với phụ nữ, đặc biệt là những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang, tiền mãn kinh. Sự thay đổi bất thường của hooc môn sẽ khiến quá trình tăng trưởng của tóc bị rút ngắn, nhanh chóng tiến đến giai đoạn thoái hóa.
MẸO HAY NGỪA TÓC RỤNG
- Massage kĩ khi gội đầu, gội lại với nước thật sạch, tránh bọt dầu gội sót lại làm tắc lỗ chân lông.
- Dưỡng tóc khoa học với những sản phẩm uy tín.
- Chải đầu đúng cách giúp kích thích da đầu, tăng cường tuần hoàn máu, làm tóc mọc nhanh hơn.
- Hạn chế để tóc tiếp xúc với những hóa chất (tẩy, nhuộm) và nguồn nhiệt mạnh (uốn, ép, sấy), khiến tóc giòn, dễ hư tổn.
- Giảm căng thẳng không chỉ tốt cho mái tóc mà còn khiến cả cơ thể bạn thoải mái hơn.
ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC NHƯ THẾ NÀO?
Điều trị bằng Tây y
- Thay đổi chế độ ăn uống: Những loại thực phẩm “vàng” dành cho mái tóc bao gồm hàu, cá hồi, rau chân vịt, rong biển, các loại hạt, các loại dầu thực vật, mật ong, …
- Cấy tóc: Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng hiệu quả với những vùng da bị hói.
- Uống thuốc kích thích mọc tóc: Những loại thuốc này bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho tóc, cải thiện tình trạng tóc và da đầu.
Điều trị bằng Đông y
Đông y có rất nhiều phương pháp chữa trị rụng tóc hiệu quả mà không hề tốn kém, đa phần đều sử dụng những loại thực vật dễ kiếm như:
- Bưởi;
- Tỏi;
- Dừa;
- Lô hội;
- Bồ kết;
- Cây nhọ nồi;
- Hà thủ ô.