Một cậu bé 14 tuổi đã nặng tới 180kg khiến các bác sĩ vô cùng kinh ngạc, quá trình nỗ lực giảm cân cũng rất vất vả nhưng cuối cùng cậu bé vẫn không thể thoát được án tử.
Vào ngày 7/7/2014, bác sĩ Trần Tiểu Mỹ, phó giám đốc Trung tâm giảm cân của Bệnh viện Jihua trực thuộc Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, Trung Quốc đã nhận được một cuộc gọi cầu cứu. Khi nghe máy, phía bên kia phát ra giọng nói khẩn khoản: "Cô ơi, cô có thể cứu cháu không? Cháu không muốn giống anh Tôn Lương vì béo phì mà phải chết".
Hóa ra, cậu bé tên Từ Châu Lôi, 14 tuổi nhưng đã nặng tới 180kg. Bác sĩ Tiểu Mỹ cảm thấy cậu bé còn quá nhỏ tuổi, nếu để tình trạng béo phì kéo dài sẽ rất nguy hiểm nên quyết tâm cứu cậu. Nhưng rốt cuộc môi trường sống và chế độ ăn uống của cậu bé ra sao lại dẫn tới kết quả này?
Cậu bé Từ Châu Lôi 14 tuổi đã nặng tới 180kg.
Cậu bé sinh ra khỏe mạnh, bình thường nhưng sau 3 tuổi thay đổi kinh ngạc
Từ Châu Lôi sống ở Giang Tây, Trung Quốc. Trước năm 3 tuổi, cậu bé vẫn phát triển bình thường. Năm 3 tuổi, Châu Lôi theo người thân đến đảo Hải Nam chơi 1 tháng. Khi trở về, cha mẹ Châu Lôi vô cùng kinh ngạc vì con trai trông hoàn toàn khác biệt, cậu bé đã tăng gần 6kg.
Điều đáng sợ hơn là Châu Lôi ăn uống ngày càng khỏe và cân nặng tăng vọt, khi 6 tuổi đã đạt tới con số 60kg. Mỗi năm cân nặng của cậu bé đều tăng chóng mặt và khi đến 14 tuổi đã đạt con số 180kg. Lúc này, đùi của Châu Lôi còn dày hơn eo của người bình thường, chân sưng tấy, lưu thông máu cũng gặp vấn đề.
Ngay cả việc bước xuống cầu thang, cậu bé cũng cần có người đỡ, đi bộ vài mét đã thở hổn hển. Đồng thời, huyết áp cũng đạt đến con số đáng kinh ngạc là 160, trong khi người bình thường chỉ vượt quá 120 đã rất nguy hiểm. Cậu bé mới 14 tuổi nhưng đã phải đối mặt với nguy cơ huyết áp cao, mỡ máu cao và thậm chí có thể bị suy tim.
Trước năm 3 tuổi, Châu Lôi là cậu bé hoàn toàn bình thường.
Nhiều người thắc mắc tại sao cha mẹ cậu bé có thể để con tăng cân bất thường như vậy. Thực tế 10 năm trước, cha của Châu Lôi đã đưa con trai đến bệnh viện điều trị nhưng không khả quan. Gia đình cũng đưa con tới trung tâm giảm cân và trường võ thuật mà vẫn không giải quyết được vấn đề cân nặng.
Để ép con trai giảm cân, cha mẹ chỉ cho Châu Lôi ăn một lượng nhỏ mỗi bữa, thậm chí còn làm một bộ dụng cụ thể dục cho cậu trên giường. Tuy nhiên, Châu Lôi rất ham ăn, cậu bé thường xuyên lục lọi khắp nhà để tìm đồ ăn, có lúc còn bới cả thùng rác, nếu không thấy đồ ăn sẽ đánh người hay tự hành hạ mình.
Sau một thời gian dài, cha mẹ cậu bé đành phải bỏ cuộc, thà để con béo hơn là trực tiếp hành hạ mình. Cũng vì quá béo phì mà cậu bé không thể đi học cũng không có bạn bè do chẳng thể đi đâu.
Cha mẹ còn thiết kế dụng cụ thể dục trên giường cho con trai giảm cân nhưng không thành công.
Sự kiện thay đổi tâm lý khiến cậu bé bước chân vào hành trình giảm cân
Ngày 20/4/2014, Tôn Lương, chàng trai trẻ đến từ Nhật Chiếu, Sơn Đông, người được mệnh danh là "người béo nhất Trung Quốc" đã qua đời ở tuổi 22 do suy tim phổi. Chính sự việc này đã khiến cậu bé Từ Châu Lôi lo lắng bi kịch của Tôn Lương sẽ xảy đến với cậu nên đã gọi điện nhờ bác sĩ Tiểu Mỹ giúp đỡ vì biết rằng cô từng giúp một bệnh nhân béo phì giảm cân thành công.
Bác sĩ Tiểu Mỹ nhận được cuộc gọi cầu cứu của Châu Lôi đã đồng ý giúp cậu bé giảm cân.
Sau khi biết về tình trạng cụ thể của Châu Lôi, bác sĩ Tiểu Mỹ quyết định đưa em tới bệnh viện để điều trị ngay lập tức. Tại viện, ngoài việc đưa ra liệu trình giảm cân phù hợp, các bác sĩ còn phải tính toán những nguy cơ có thể xảy ra và tìm cả nguyên nhân khiến Châu Lôi rơi vào tình trạng béo phì.
Do quá trình khám và giảm cân cần đi lại giữa các khoa nhưng Châu Lôi chẳng đủ sức leo thang bộ nên các bác sĩ phải thiết kế xe đẩy riêng cho cậu bé. Việc lấy máu để kiểm tra cũng không dễ dàng vì lớp mỡ trên cơ thể Châu Lôi quá dày.
Sau nhiều ngày hội chẩn, các bác sĩ quyết định đưa ra phương pháp phẫu thuật thu nhỏ dạ dày. Nhưng do mỡ cơ thể của Châu Lôi đã chèn ép nghiêm trọng đến đường thở và khí quản, nếu mổ vội có thể gây nguy cơ ngừng trệ hô hấp. Do đó, trước tiên phải để Châu Lôi giảm cân.
Châu Lôi có sức ăn rất khỏe, 1 bát cơm ăn 2 miếng đã hết còn không kịp nhai, lúc nào cũng thấy đói.
Thông qua chế độ ăn uống của Từ Châu Lôi trong vài ngày tại viện, các bác sĩ phát hiện ra sức ăn đáng sợ của cậu bé, người khác có thể ăn một bát cơm trong hơn 10 phút, nhưng Châu Lôi có thể ăn 2 miếng là xong, căn bản không cần nhai. Người khác một bát cơm có thể no, nhưng cậu bé thậm chí phải ăn hơn chục bát. Bụng của em dường như không bao giờ no, khi ở nhà có thể dành gần nửa ngày để ăn mà lúc nào cũng đói.
Tình huống này khiến bác sĩ Tiểu Mỹ khá đau đầu, làm sao có thể yêu cầu một đứa trẻ có sức ăn kinh khủng như vậy tạm ngừng lại. Ngay cả việc thuyết phục cậu bé tập thể dục cũng khó khăn, bác sĩ đành áp dụng một số hình thức tập luyện ngay tại giường như thổi bong bóng để cải thiện chức năng tim phổi. Biết được Châu Lôi thích bơi lội, bác sĩ cũng khuyến khích cậu bé bởi để giúp giúp giảm cân.
Chẳng mấy chốc, cân nặng của cậu bé đã giảm xuống 140kg nhưng không hiểu sao sau đó lại tăng trở lại. Hóa ra Châu Lôi đã lén lút ăn vụng trong đêm. Bác sĩ Tiểu Mỹ khi biết được rất thất vọng và trách móc cậu, Châu Lôi nhận ra lỗi lầm cũng hứa quyết tâm thay đổi.
Các bác sĩ kiểm tra tình trạng thể chất cho Châu Lôi gặp khó khăn vì lớp mỡ quá dày.
Tái sinh sau ca phẫu thuật, ước mơ trở thành bác sĩ
Sau sự việc đó, bác sĩ Tiểu Mỹ đã xem xét lại tình hình của Châu Lôi và cảm thấy một cậu bé không thể ăn uống nhiều như vậy nên nghi ngờ có vấn đề về thể chất. Do đó, bệnh viện đã tiến hành các xét nghiệm liên quan đến gen và kết quả cho thấy nhiễm sắc thể số 15 của cậu bé có bất thường, tức là Châu Lôi đã một căn bệnh hiếm gặp - Hội chứng Prader-Willi.
Tỷ lệ mắc bệnh này là khoảng 1/15.000, tức là cứ 15.000 trẻ em thì chỉ có một trẻ mắc, có thể nói là cực kỳ thấp. Một khi mắc phải căn bệnh này, biểu hiện rõ ràng nhất là ăn uống không thấy no và tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng khi tuổi càng cao.
Bệnh nhân liên tục thèm ăn, cân nặng cũng tăng không ngừng, đồng thời có thể gây ra các biến chứng về thể chất, trường hợp nặng có thể gây đột tử. Châu Lôi vì mắc phải căn bệnh này nên không thể kiềm chế ham muốn ăn uống, suy cho cùng thì những điều này đều do gen điều khiển nên việc khó thay đổi cũng dễ hiểu.
Bác sĩ phát hiện ra Châu Lôi mắc hội chứng Prader-Willi nên mới không thể kiểm soát được cơn thèm ăn.
Kể từ đó, các nhân viên y tế bắt đầu kiên nhẫn hơn với Châu Lôi. Chẳng mấy chốc, với sự chung sức của mọi người, cân nặng của cậu bé đã giảm thành công trở lại.
Khi tình trạng thể chất của em được cải thiện, ca phẫu thuật cũng có thể được thực hiện. Vào ngày 23/8/2014, ca phẫu thuật kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ đã tiến hành, túi dạ dày của Châu Lôi được thu nhỏ lại còn 1/20 so với ban đầu và 2/3 ruột non đã được cắt bỏ. Ca phẫu thuật thành công tốt đẹp.
Bước tiếp theo là ăn kiêng sau phẫu thuật, để tránh việc cậu bé không thể kiềm chế ham muốn ăn uống và xảy ra tai nạn hậu phẫu, bệnh viện đặc biệt cử y tá trông chừng 24/24, đồng thời bố trí 4 nhân viên bảo vệ tại cửa. Cuối cùng, Châu Lôi đã vượt qua giai đoạn hồi phục một cách an toàn.
Sau nửa năm, cân nặng của cậu bé đã xuống mức 100kg, dáng vẻ cũng rạng rỡ hơn trước. Châu Lôi bày tỏ ước mơ cũng sẽ được làm bác sĩ trong tương lai.
Châu Lôi được làm phẫu thuật thu nhỏ dạ dày và giảm được xuống 100kg.
Lăp lại những sai lầm tương tự và qua đời ở tuổi 21
Những tưởng rằng sau quá trình điều trị dài ngày và những nỗ lực của các bác sĩ, gia đình, Châu Lôi sẽ hoàn toàn thay đổi và cuộc sống mở ra trang mới.
Nhưng không lâu sau khi xuất viện, Châu Lôi đã sớm bỏ qua lời bác sĩ quay lại con đường ăn uống vô tội vạ mà cha mẹ không thể trông chừng cậu bé mọi lúc, mọi nơi. Cha mẹ cậu bé lúc này đành bất lực, không biết làm thế nào để con trai mình nhận ra mức độ nghiêm trọng nếu tiếp tục ăn như điên.
Sau một thời gian dài vất vả vì con trai, cha của Châu Lôi đổ bệnh và mẹ cậu đành phải chăm lo cho người chồng, không còn sức lực chú ý tới con trai.
Trở về cuộc sống bình thường, Châu Lôi lại không kiểm soát được việc ăn uống và rồi qua đời khi 21 tuổi.
Cứ như vậy, Từ Châu Lôi mỗi ngày lấy giường làm bạn đồng hành, ăn uống ngủ trên giường, sống một cuộc đời mục nát. Cuộc sống như vậy không kéo dài được bao lâu, vào nửa đêm, Châu Lôi đột nhiên khó thở và được đưa đến phòng cấp cứu. Sau khi được bác sĩ cứu chữa, cậu bé tạm thời qua cơn nguy kịch, nhưng tình trạng vẫn không khả quan, có thể bị suy hô hấp bất cứ lúc nào.
Châu Lôi lúc này thực sự sợ hãi, khóc cầu xin bác sĩ: "Tôi nhất định sẽ giảm cân, hãy giúp tôi, tôi chưa muốn chết". Nhưng lần này, cậu đã không qua khỏi, cuối cùng ra đi vĩnh viễn ở tuổi 21.
Hội chứng Prader Willi là gì?
Hội chứng Prader Willi (Prader Willi Syndrome), gọi tắt PWS, là một rối loạn di truyền hiếm gặp trong đó có 7 gen trên nhiễm sắc thể 15 của người cha hoặc người mẹ bị xóa hoặc không hiển thị. Trẻ bị hội chứng PWS thường gặp các vấn đề về thể chất, tâm thần và hành vi. Một trong dấu hiệu dễ nhận biết là có cảm giác đói liên tục ngay từ khi lọt lòng, ăn nhiều nên không kiểm soát được trọng lượng và cuối cùng phát sinh béo phì.
Ngoài ra, hội chứng Prader-Willi còn phá vỡ chức năng của một vùng trong bão bộ có tên vùng dưới đồi. Vùng này kiểm soát đói khát và bài tiết hormone thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển sinh dục. Một khi vùng đồi không hoạt động đúng do khiếm khuyết của nhiễm sắc thể 15 gây trở ngại, không kiểm soát được cơn đói và nhiều hệ lụy khác như chậm phát triển thể chất, tinh thần, sinh dục và nhiều chức năng quan trọng khác của cơ thể.
Các biến chứng phát sinh từ hội chứng PWS
- Gia tăng bệnh béo phì
- Bệnh tiểu đường tuýp 2
- Bệnh tim mạch và đột quỵ
- Ngừng thở khi ngủ
- Các biến chứng suy giảm sinh dục: biến chứng này gây nên bởi cơ thể không sản xuất đủ lượng hoóc-môn giới tính như: testosterone (nam) và estrogen, progesterone (nữ). Hậu quả dẫn đến vô sinh, gây ra các chứng bệnh liên quan đến xương khớp như loãng và giòn xương.
- Các vấn đề hành vi: rất đa dạng và gây trở ngại cho việc giáo dục của gia đình cũng như của xã hội, làm giảm chất lượng cuộc sống và nhiều thiệt thòi khác cho chính người trong cuộc.