Tần suất sinh hoạt “phòng the” thế nào là hợp lý?

Ngày 27/02/2017 18:00 PM (GMT+7)

Chuyện sinh hoạt tình dục cũng giống như mọi sinh hoạt khác trong đời sống, cũng cần điều độ thì mới giữ được sự bền lâu và có lợi cho sức khỏe.

TS.BS Lê Vương Văn Vệ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết, trong y học, người ta dùng thuật ngữ Aphrodisia để chỉ những người mắc bệnh lý ham muốn thái quá (hay còn gọi là bệnh “cuồng dâm”.

Tỷ lệ mắc chứng này ở phụ nữ ít hơn nam giới nhưng do xu hướng cởi mở của xã hội, tâm lý ngại ngùng của người bệnh được giải tỏa nhiều nên các trường hợp này được phát hiện ngày càng nhiều hơn.

Theo bác sĩ Vệ, người mắc bệnh này có ham muốn về “chuyện ấy” rất mãnh liệt. Khi quan hệ, khoái cảm của họ có thể đã lên đến tột đỉnh nhưng vẫn không đủ làm thỏa mãn. Chuyện sinh hoạt tình dục cũng giống như mọi sinh hoạt khác trong đời sống, cũng cần điều độ thì mới giữ được sự bền lâu và có lợi cho sức khỏe.

Quá ham hố hay luôn giữ lịch “yêu” dày đặc thì về lâu dài, chắc chắn sức khỏe của cả vợ lẫn chồng đều bị tổn hại. Nếu không biết cách tiết chế, sức khỏe sẽ dần cạn kiệt, ý chí và khả năng làm việc cũng suy giảm. Thậm chí, nhiều người không thoát được ra khỏi sự ám ảnh của “chuyện ấy” và trở thành tình trạng bệnh lý”.

Tần suất sinh hoạt “phòng the” thế nào là hợp lý? - 1

Vì vậy, việc cố gắng “chiều” theo nhu cầu quá cao của vợ sẽ không chỉ khiến họ mệt mỏi, tinh thần bệ rạc mà còn gây cho họ tâm lý sợ “quan hệ”. (Ảnh minh họa, nguồn internet)

Do đó, theo bác sĩ Vệ, theo kinh nghiệm của người xưa thì tần suất quan hệ tình dục theo độ tuổi được tính như sau: Năm 20 tuổi, 1 tuần quan hệ khoảng 8 lần là hợp lý. Năm 30 tuổi, 2 tuần quan hệ 7 lần. Năm 40 tuổi 3 tuần quan hệ 6 lần. Năm 50 tuổi, 4 tuần quan hệ 5 lần. Năm 60 tuổi 5 tuần quan hệ 4 lần.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Vệ thì việc quan hệ vợ chồng nên dựa vào nhu cầu và sức khỏe của các hai bên. Nếu chỉ một người có nhu cầu mà người kia thờ ơ hoặc mệt mỏi thì “chuyện ấy” cũng không thuận lợi và không có chất lượng. “Nam giới tuy thường nghĩ đến sex nhưng lại là đối tượng mất sức nhiều hơn khi “lâm trận”.

Vì vậy, việc cố gắng “chiều” theo nhu cầu quá cao của vợ sẽ không chỉ khiến họ mệt mỏi, tinh thần bệ rạc mà còn gây cho họ tâm lý sợ “quan hệ”. Nói chung, quan hệ bao lâu, bao nhiêu lần một tuần là vấn đề nhạy cảm nhưng hai vợ chồng nên trao đổi thẳng thắn với nhau để không ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình lâu dài.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì bạn nên làm chuyện ấy khoảng 3 lần/1 tuần là hợp lý. Tuy nhiên con số chỉ mang tính tương đối. Trong thực tế, không một cặp đôi nào tuân theo những quy chuẩn ấy. Nếu hai bạn vừa mới cưới nhau thì “chuyện ấy” có thể diễn ra hàng ngày là điều rất dễ hiểu. Nhưng, rất có thể ở các cặp vợ chồng kết hôn đã lâu thì “chuyện ấy” lại được ứng xử theo một cách khác. Vấn đề là thời gian đã cuốn mất tuổi thanh xuân và cũng phần nào làm giảm ham muốn của hai bạn.

GS Trần Quán Anh, Chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam, khuyên rằng quan hệ tình dục vừa phải rất tốt cho sức khỏe; nếu quá nhiều lại gây hại vô cùng. Không có một mức độ “chuẩn” cho tất cả mọi người bởi tình trạng sức khỏe cũng như ham muốn của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, các cụ ngày xưa có đúc kết quy luật con số 9.

Theo quy luật con số 9, nhân 9 với số thập niên. Ví dụ: Ở độ tuổi 20: 2 x 9 = 18 (tức là 1 tuần quan hệ 8 lần là vừa phải) Tuổi 30: 3 x 9 = 27 (tức là 2 tuần quan hệ 7 lần).  Tuổi 40: 4 x 9 = 36 (tức là 3 tuần quan hệ 6 lần).  Tuổi 50: 5 x 9=45 (tức 4 tuần quan hệ 5 lần). Tuổi 60: 6 x 9 = 54 (tức 5 tuần quan hệ 4 lần).

Theo Diệu Thu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan