Tập thể dục có giúp chống ung thư? Bác sĩ mắc ung thư sống hơn 20 năm chia sẻ thường xuyên tập bộ môn này

MINH MINH - Ngày 02/03/2024 05:48 AM (GMT+7)

Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, vậy liệu nó có thể giúp đánh bại ung thư?

Mọi người đều biết tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe nhưng đã bao giờ nghe rằng việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên còn có thể chống lại ung thư? 

Bác sĩ chống chọi với ung thư suốt 20 năm, kiên trì bơi lội và khỏi bệnh

Zhang Leicai, từng là bác sĩ ở một bệnh viện tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Ở độ tuổi 40, đã hai lần mắc bệnh ung thư, giai đoạn nghiêm trọng nhất còn bị di căn phổi, phải trải qua ba cuộc phẫu thuật, cộng với hóa trị lâu dài, cô còn bị rụng hết tóc.

Dù mọi người đều biết hy vọng chữa khỏi rất thấp nhưng cô không muốn từ bỏ và cảm thấy cuộc đời mình không nên dừng lại ở đây. “Giống như bơi lội, muốn sống thì phải bơi về phía trước”, Zhang Leicai từng chia sẻ.

Trong khi kiên trì điều trị, cô vẫn không từ bỏ các bài tập bơi lội. Ban đầu cô chỉ có thể tập trung vào các làn bơi cự ly ngắn, sau đó cô bơi nhiều hơn, các chỉ số cơ thể dần trở lại bình thường, cho đến khi cô chiến thắng thành công căn bệnh ung thư và vẫn sống hơn 20 năm. 

Bác sĩ Zhang Lei 2 lần mắc ung thư đã thành công sống sót sau một thời gian dài bơi lội.

Bác sĩ Zhang Lei 2 lần mắc ung thư đã thành công sống sót sau một thời gian dài bơi lội. 

Người đàn ông mắc ung thư còn sống được 3 tháng nhờ chạy marathon mà thay đổi kỳ diệu

Ông He Ming ở Hoài Nam (Trung Quốc), mới 53 tuổi khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, ông đã trải qua 33 đợt hóa trị nhưng kết quả rất kém và không có dấu hiệu cải thiện. Bác sĩ nói rằng ông có thể chỉ còn sống được 3 tháng. Nghĩ rằng bản thân chẳng còn bao nhiêu thời gian nên ông quyết định làm điều gì đó khác biệt.

Khi tình trạng thể chất đủ sức để vận động, ông He Ming bắt đầu tập thể dục. Sau khi vô tình nhìn thấy cuộc thi chạy marathon được tổ chức ở cùng thành phố, ông đã quyết định tham gia.

Ông He Ming trong 4 năm chống ung thư đã chạy 61 cuộc thi marathon.

Ông He Ming trong 4 năm chống ung thư đã chạy 61 cuộc thi marathon. 

Chỉ trong vòng 3 năm, ông từ có thể chạy nửa cuộc đua đến hoàn thành toàn bộ đường chạy. Trong thời gian tập luyện và thi chạy, ông vẫn không từ bỏ việc điều trị bệnh. Trong suốt 4 năm chống chọi với ung thư, ông đã hoàn thành 61 cuộc đua marathon và qua đời khi 57 tuổi.

Dù không thể sống lâu hơn nữa nhưng ông đã làm lên điều kỳ diệu khi kéo dài thời gian sống từ 3 tháng lên 4 năm, trở thành "chiến binh chống ung thư" nổi tiếng.

Tập thể dục có thể chống lại ung thư không?

Tạp chí uy tín quốc tế "Y học & Khoa học trong Thể thao & Tập thể dục" từng công bố một nghiên cứu liên quan tới chủ đề này. Theo báo cáo, tập thể dục khiến cơ thể con người tiết ra một chất có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài việc tăng cường sức khỏe cho cơ thể, nó còn gián tiếp hình thành một môi trường "ức chế ung thư".

Các nhà nghiên cứu đã mời 10 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có độ tuổi trung bình là 73 và yêu cầu họ hoàn thành ít nhất 300 phút tập thể dục mỗi tuần. Sau 12 tuần, họ phát hiện ra rằng ngay sau khi tập thể dục, những người tham gia có mức myokine - chất có khả năng ức chế ung thư, cao hơn.

Các nhà nghiên cứu nói rằng tập thể dục lâu dài thực sự có thể giúp cơ thể tạo ra một môi trường ức chế sự phát triển của ung thư.

Tạp chí Y học Nội khoa của Hiệp hội Y khoa Mỹ cũng công bố nghiên cứu liên quan, sau khi phân tích tình trạng tập thể dục của 1,44 triệu người ở Châu Âu và Mỹ, người ta phát hiện ra rằng tập thể dục làm giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư.

Ngày nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò của việc tập thể dục trong việc chống ung thư. Phương pháp không tốn kém này cũng mở ra một hy vọng khác cho nhiều bệnh nhân.

Tập thể dục giúp chống ung thư như thế nào?

Mặc dù tác dụng chống ung thư của tập thể dục đã được xác nhận nhưng nhiều người vẫn chưa biết cơ chế này, thậm chí còn không hiểu tại sao có thể đạt được điều đó. Vậy tập thể dục và phòng chống ung thư có mối liên hệ như thế nào?

1. Điều hòa miễn dịch 

Tập thể dục có giúp chống ung thư? Bác sĩ mắc ung thư sống hơn 20 năm chia sẻ thường xuyên tập bộ môn này - 3

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bệnh nhân ung thư tập thể dục, họ giải phóng các phân tử chống ung thư như interleukin-6, giúp điều chỉnh chức năng miễn dịch trong cơ thể, giúp sửa chữa DNA, ức chế sự phát triển của tế bào ác tính và đạt được các tác dụng chống ung thư.

2. Cải thiện khả năng chống oxy hóa của tế bào

Tập thể dục có thể cải thiện khả năng chống oxy hóa và khả năng trao đổi chất của tế bào, giúp bệnh nhân giảm các gốc tự do dư thừa trong cơ thể, đạt được khả năng tự sửa chữa DNA và giảm sự tích tụ các chất có hại, từ đó làm giảm tỷ lệ ung thư.

3. Kiểm soát cân nặng

Tập thể dục có thể giúp kiểm soát cân nặng, bạn phải biết rằng thừa cân có liên quan chặt chẽ đến việc gây ra 13 loại ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư gan... Giảm cân thông qua tập thể dục cũng làm giảm nguy cơ ung thư.

Tuy nhiên, giáo sư Zhang Yimin từ Trường Thể thao và Khoa học Con người thuộc Đại học Thể thao Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết dù tập thể dục có tác dụng chống ung thư nhưng không có nghĩa là có thể chữa khỏi căn bệnh này. Ông nhấn mạnh rằng tập thể dục nên được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ trợ và kết hợp với các phương pháp điều trị lâm sàng để đạt được hiệu quả tốt.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh nhân ung thư nên chú ý lập kế hoạch tập luyện khoa học và hợp lý, đồng thời duy trì nguyên tắc tiến bộ từ từ, thời gian tập luyện không nên quá dài, tùy theo tình trạng và thể lực của mình mà chọn thời điểm tập phù hợp.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người lớn nên duy trì ít nhất 150 phút tập thể dục với cường độ vừa phải hoặc 75 phút tập thể dục với cường độ mạnh mỗi tuần.

Các môn thể thao nào tốt nhất?

Tạp chí "The Lancet" đã từng đưa ra câu trả lời cho vấn đề này. Bằng cách theo dõi số ca tử vong do mọi nguyên nhân của 80.000 người dưới các loại bài tập khác nhau, người ta thấy rằng các bài tập tốt nhất là những bộ môn sau:

1. Bơi lội

Bơi lội là bài tập toàn thân, đặc biệt giúp cải thiện chức năng tim phổi và kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tập thể dục có giúp chống ung thư? Bác sĩ mắc ung thư sống hơn 20 năm chia sẻ thường xuyên tập bộ môn này - 4

2. Các môn thể thao dùng vợt

Các động tác xoay người khi chơi các môn thể thao dùng vợt như bóng bàn, cầu lông,... có thể rèn luyện các cơ trên toàn cơ thể, có lợi cho sức khỏe của xương. Ngoài ra, quá trình chơi còn rèn luyện tốc độ phản ứng của não, tăng cường khả năng tập trung và hoạt động của não, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa của não .

3. Thể dục nhịp điệu trong nhà

Tập thể dục nhịp điệu trong nhà cũng là một cách tốt để rèn luyện chức năng tim phổi, ngoài việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch còn có thể giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân khoảng 27%, rất có lợi cho sức khỏe con người. 

Tái sinh từ căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, chuyên gia dinh dưỡng được cứu sống nhờ món ăn cô ghét nhất
Chúng ta thường nghe các bác sĩ, chuyên gia làm việc trong ngành y chia sẻ về những ca bệnh họ chữa trị nhưng ít ai được nghe câu chuyện về chính họ,...

Chuyện nghề bác sĩ

Theo MINH MINH (Dịch từ Aboluawang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thói quen có lợi