Giấc ngủ là một lẽ tự nhiên theo nhịp sinh học của cơ thể mà ai cũng phải thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã 'sử dụng giấc ngủ đúng cách' để có lợi cho sức khỏe.
Bạn có biết rằng cứ mỗi một tiếng đi ngủ trước 12h đêm mang lại lợi ích gấp 2 lần so với 1 tiếng ngủ sau 12h đêm. Theo các nhà khoa học, chất lượng giấc ngủ vào khung giờ Tý (23h đêm - 1h sáng) được đánh giá cao. Nếu bạn ngủ 5 phút trong khung giờ này sẽ tương đương với 6 tiếng ngủ ở các giờ khác.
Khung giờ từ 11h - 1h trưa cũng có hiệu quả tương tự. Vì vậy, bạn nhất định nên ngủ vào giờ Tý, dù có bận rộn công việc thế nào, hay bị chứng mất ngủ thì hãy cố gắng ru mình ngủ vào khung giờ này.
Matt Walker, tiến sĩ của phòng thí nghiệm về giấc ngủ và thần kinh học tại Đại học California, Berkeley nói rằng, thời gian ngủ vào ban đêm có sự thay đổi đáng kể về cấu trúc cũng như chất lượng giấc ngủ so với ban ngày. Walker giải thích: "Giấc ngủ bao gồm một loạt các chu kỳ 90 phút di chuyển của não bộ và chúng khá là ổn định suốt cả đêm”. Những người phải thức cả đêm để làm việc thường sẽ không có những giấc ngủ hiệu quả vì họ ngủ rất bất thường. Những người như vậy thường dễ mắc chứng béo phì, đau tim, tỷ lệ tử vong sớm hơn và trí nhớ cũng kém hơn người bình thường.
Trong một nghiên cứu, những người thường xuyên làm việc vào ban đêm có điểm số học tập thấp hơn; bên cạnh đó, trí nhớ và tốc độ xử lý kém hơn người khác. Những người thức đêm thường xuyên trong 10 năm sẽ bị suy giảm 6.5 năm về nhận thức.
"Ý tưởng học vào ban đêm và ngủ vào ban ngày thật là điên rồ - điều này không thể nào mang lại kết quả tốt được" (Ảnh minh họa)
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, ngay cả giấc ngủ ngắn cũng có hiệu quả. Những người ngủ năm tiếng một đêm có nhịp tim cao hơn bình thường. "Ý tưởng học vào ban đêm và ngủ vào ban ngày thật là điên rồ - điều này không thể nào mang lại kết quả tốt được" -Walker nói.
"Nhịp điệu sinh học của não và cơ thể - điều chỉnh mọi thứ từ giấc ngủ đến năng lượng bản thân. Bạn không thể nào mà sắp xếp hay điều chỉnh các khung giờ sinh học đó được. Những chu kỳ này đã được thiết lập hàng trăm, hàng ngàn năm. Cho dù là 30 hay 40 năm có gắng thay đổi nó cũng vô ích mà thôi.
Đối với những “cú đêm”, đi ngủ sớm là ngược lại với thời gian sinh học của họ. Tốt nhất là họ nên ngủ vào buổi tối, lúc mà họ cảm thấy buồn ngủ nhất.", tiến sĩ Allison Siebern, phó giám đốc Chương trình Y học giấc ngủ tại Đại học Stanford giải thích.
Nếu chỉ ngủ 6 tiếng nhưng cảm thấy tỉnh táo khi thức dậy, điều đó chứng tỏ bạn đã có một đêm ngon giấc. (ảnh minh họa)
Điều đó có nghĩa là những người “cú đêm” không nên cố ép mình lên giường lúc 9 hoặc 10 giờ nếu họ không mệt mỏi. Tất nhiên, lịch làm việc của họ có khi phải bắt buộc phải thức dậy vào buổi sáng sớm. Nhưng nếu có thể tìm ra một cách để phù hợp với lịch trình ngủ sinh học - và ngủ đủ 8 tiếng là đủ. Cả Siebern và Walker đều nói rằng thời gian ngủ lý tưởng của bạn cũng sẽ thay đổi phụ thuộc vào tuổi tác. Trong khi trẻ nhỏ có xu hướng mệt mỏi nhất vào buổi tối, ngược lại với những người lớn tuổi lại thường đi ngủ tầm sau nửa đêm. Tuy nhiên thời gian ngủ sẽ không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ (việc ngủ sâu và thẳng giấc).
Một người lớn ngủ 9 tiếng, nhưng khi thức dậy, cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi chứng tỏ họ vẫn đang thiếu ngủ hoặc mắc phải một trong những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ. Ngược lại, nếu chỉ ngủ 6 tiếng nhưng cảm thấy tỉnh táo khi thức dậy, điều đó chứng tỏ bạn đã có một đêm ngon giấc.