Thực hư chuyện kiêng khem và đại kị phòng the trong ngày Rằm tháng Chạp

Ngày 15/01/2022 19:27 PM (GMT+7)

Một số cặp vợ chồng kiêng khem và đại kỵ "phòng the" trong ngày Rằm tháng Chạp nói riêng và ngày rằm, mùng một nói chung. Thực hư chuyện kiêng khem này như thế nào?

Kiêng khem và đại kỵ phòng the vào ngày Rằm tháng Chạp vì sợ xui rủi, đen đủi

Từ xưa vào ngày rằm, mùng 1, lễ tết người phương Đông phần lớn tránh chuyện "phòng the". Theo quan niệm xưa việc quan hệ vợ chồng vào những ngày này sẽ dễ gặp xui rủi, vận hạn, thậm chí đại hạn.

Xưa kia các vua chúa, tướng lĩnh trước khi ra trận, hoặc làm những việc đại sự, hệ trọng... đều tránh "làm chuyện ấy", còn phải tắm gội, ăn chay 3 ngày trước khi hành lễ.

Sách Tố nữ kinh cũng viết viết về kiêng kỵ phòng the (trích) như sau: "Cấm kỵ giao hợp vào những ngày mùng 1, ngày rằm, ngày cuối tháng âm lịch, phạm vào những cấm kỵ này khi sinh con cái ra sẽ bị thương tổn, còn mình thì "không giương lên được", trong mình lúc đó bị giục hỏa thiêu trung nghĩa là hỏa thị dục thiêu đốt tam can nên nước tiểu phát ra có màu đỏ hay màu vàng đậm nhiều khi mang thêm bệnh di tinh, giảm tuổi thọ".

img src/upload/1-2022/images/2022-01-15/1642247800-ram4-16414722578251711259975.jpg width660 /

Quan niệm xưa cho rằng "làm chuyện ấy" vào Rằm tháng Chạp, ngày sóc, ngày vọng dễ gặp đen đủi, vận hạn, thậm chí đại hạn.

Lý giải theo quan niệm truyền thống thì nam thuộc dương, nữ thuộc âm. Khi âm dương không hòa hợp thì việc sinh sản bị ảnh hưởng, kéo theo nhiều rắc rối khác nữa... Ngày Rằm và mùng 1 là thời điểm "nguyệt khuếch khuy không", nguyệt thuộc âm (lúc này âm hư), tức là âm dương mất cân bằng - không tốt cho chuyện phòng the và sẽ mang tới những điều xui rủi.

Quan điểm kiêng khem, đại kỵ đó xuất phát từ xa xưa, cho rằng mọi thứ cần phải giữ sạch sẽ, kể cả chuyện chăn gối phòng the. Tuy không phổ biến trong dân, nhưng vua chúa, quan lại, quý tộc xưa thì truyền nhau để giữ gìn sức khỏe, duy trì nòi giống.

Bên cạnh đó thời phong kiến phương Đông cũng đặt nặng quan niệm là những vấn đề gì "dính" đến phụ nữ hay gặp rủi ro... nên trước khi tham dự các công việc đại sự, lễ tế trời đất, tổ tiên… từ vua quan, quý tộc đều phải kiêng kị "làm chuyện ấy".

Còn có lưu truyền rằng tránh "làm chuyện ấy" trong ngày "ngũ độc 5/5 âm lịch" (vì là ngày âm dương tranh đấu, âm thắng dương, mang tới điều xui rủi, dễ gặp năng lượng xấu), ngày "cửu độc 9/9 âm lịch" (cho tết Trùng Dương là thời điểm dương khí thịnh, lấn át âm khí, gây mất cân bằng âm dương) nên vợ chồng làm "chuyện ấy" vào những ngày đó sẽ tổn hại sức khỏe, tinh lực cho cả hai.

Thực hư chuyện kiêng khem và đại kị phòng the trong ngày Rằm tháng Chạp - 2

Các cặp vợ chồng cần học kiến thức căn bản để xử lý kịp thời tai nạn phòng the. Ảnh minh họa.

Có nên kiêng khem chuyện phòng the vào ngày rằm, mùng 1 hay không?

Ngày nay có nhiều quan điểm hiện đại hơn, cho rằng việc kiêng khem, đại kỵ phòng the vào ngày rằm, mùng 1, nhất là Rằm tháng Chạp là để hai vợ chồng có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, rồi những ngày sau sẽ sung sức và khỏe mạnh hơn. Do đó kiêng hay không kiêng "chuyện ấy" tùy từng cá nhân và tùy điều kiện sống.

Xã hội hiện đại hơn nên con người cũng có cái nhìn tích cực về "chuyện ấy" hơn, có những cặp đôi còn chọn thời khắc đầu năm mới để "khai tình" để tình cảm năm mới mặn nồng hơn. Các nhà khoa học cho rằng, quan hệ tình dục vào thời điểm nào không quan trọng, điều nên quan tâm là sức khỏe của cả hai người trong cuộc. Nếu cả hai khỏe mạnh và có ham muốn thì chẳng có lý do gì để từ chối, và những đứa trẻ hình thành trong thời điểm này sinh ra vẫn khỏe mạnh (nếu như bố mẹ trẻ không gặp vấn đề gì trước và sau khi thụ thai).

Có lưu ý là ngày Rằm tháng Chạp là ngày rằm cuối cùng của năm, bắt đầu cho cả một mùa Tết sẽ có nhiều việc phải làm hơn bình thường, thời tiết cũng giá lạnh hơn, nên các cặp vợ chồng chú ý giữ sức khỏe. Nếu công việc bận rộn, mệt mỏi, xuống sức, không được khỏe mạnh mà "làm chuyện ấy" thì có thể gặp diễn biến xấu, dễ phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe khiến "cuộc yêu" không vui vẻ, suôn sẻ.

Sự gần gũi giới tính là nhu cầu sinh lý thông thường của con người, nhưng để tránh những "tai nạn phòng the" các cặp vợ chồng - nhất là vợ chồng trẻ cần học những kiến thức căn bản để xử lý kịp thời, đúng cách về tai biến phòng the (để tránh trường hợp người vợ giắt kim băng đề phòng tai nạn phòng the, nhưng sự cố xảy ra thì lúng túng không biết đâm vào huyệt Trường cường ở chỗ nào).

Rằm Tháng Chạp bắt đầu chuẩn bị cho mùa lễ tết, các cặp uyên ương ngoài giữ gìn sức khỏe, cũng cần chú ý tới tần suất và tư thế yêu phù hợp để "làm chuyện ấy" chừng mực, lắng "nghe" cơ thể nói để thoả mãn cả đôi. Nếu có vấn đề về "chuyện ấy" hãy nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cho sức khỏe bình thường trở lại, hoặc sớm đến bác sĩ chuyên khoa khám để được tư vấn, khám và điều trị đúng.

Về phương diện y học, sau khi "làm chuyện ấy" cần nghỉ ngơi, bồi bổ vài ngày thì sức lực khỏe mạnh hơn. Như vậy chuyện kiêng khem, đại kỵ "làm chuyện ấy" ngày Rằm tháng Chạp là tuỳ theo quan niệm cá nhân mỗi người, nhưng hãy chọn thời điểm tinh thần và sức khỏe đạt trạng thái tốt nhất để hành sự. Những điều người xưa đúc kết không nên coi thường, và hạn chế mắc phải - bởi từ trước đến nay người dân vẫn tin những lời truyền dạy của người xưa, tuy thực hư, đúng sai đến nay vẫn chưa có chứng nghiệm khoa học.

(Bài có tham khảo thông tin "Ngày rằm mùng 1 có nên quan hệ không: Lý giải bởi chuyên gia" của BVVĐ).

Hoa khôi phố cổ làm vợ 6 năm không thể làm chuyện ấy, ly dị xong mới biết lý do
Không thể quan hệ với chồng theo cách bình thường, sau đó cũng không thể xin con nuôi khiến chị Hoa và chồng quyết định chia tay. Nhiều năm sau, người...

Quan hệ tình dục

Theo Ngọc Hà
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Quan hệ tình dục