Một số phản ứng nặng sau tiêm vắc xin được mô tả như co giật, khó thở, tím tái hay sốc… Những trường hợp này thì trẻ được đưa tới các cơ sở y tế càng sớm càng tốt, để được xử lý thích hợp.
Vắc xin ComBE Five thay thế vắc xin Quinvaxem đã được cung ứng tới tất cả 63 tỉnh, thành phố để triển khai tiêm chủng cho trẻ em.
Trước khi triển khai trên quy mô toàn quốc, đã có 12 tỉnh triển khai tiêm vắc xin ComBe Five gồm: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Long An với tổng số trẻ được tiêm là gần 70.000 trẻ.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều bà mẹ băn khoăn và lo lắng khi cho con tiêm loại vắc xin này.
Theo Bộ Y tế, vắc xin ComBE Five là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Đây là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh này, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Sử dụng vắc xin phối hợp ComBE Five sẽ giảm số mũi tiêm cho trẻ, tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ và gia đình đồng thời trẻ em có cơ hội phòng được 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Theo báo cáo của các địa phương, ngoài phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin như (sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc...) ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum với tỷ lệ khoảng 0,05% - 5,5%, các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.
Vắc xin này đã được sử dụng tại hơn 43 quốc gia trên thế giới với hơn 400 triệu liều
Về phản ứng sau tiêm vắc xin ComBE Five cũng tương tự như các vắc xin DPT-VGB-Hib có thành phần ho gà toàn tế bào và tương tự như vắc xin cũ.
Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số các phản ứng thông thường như sốt nhẹ (<38,5°C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, quấy khóc… các phản ứng này sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày.
Một số phản ứng hiếm gặp như khóc dai dẳng, co giật, giảm trương lực cơ, giảm đáp ứng, phản vệ có thể xảy ra với tỉ lệ 20/1 triệu liều.
Một số phản ứng nặng sau tiêm được mô tả như co giật, khó thở, tím tái hay sốc… Những trường hợp này thì trẻ được đưa trẻ các cơ sở y tế càng sớm càng tốt, để được xử lý thích hợp.
Theo các BS, mức độ phản ứng không liên quan đến hiệu quả vaức xin mà trẻ nhận được.
Điều quan trọng là người chăm sóc trẻ cần phải theo dõi và có các biện pháp xử trí các phản ứng sau tiêm đúng như tư vấn của các thầy thuốc chuyên môn, ví dụ sốt trên 38,5 độ thì dùng thuốc hạ sốt...
Người chăm sóc trẻ cần lưu ý, sao cho trẻ được đảm bảo thông thoáng đường thở, phòng tránh các nguy cơ trẻ bị sặc, hít phải các dịch tiết của đường tiêu hóa… trong khi vận chuyển trẻ đến cơ sở y tế.
Vì sao vắc xin Quinvaxem bị thay thế? Vắc xin phối hợp 5 trong 1 (DPT-VGB-Hib) sử dụng trong chương trình TCMR từ khi bắt đầu triển khai tới nay có tên thương mại là Quinvaxem do công ty Berna Biotech, Hàn Quốc sản xuất. Tới nay Dự án TCMR đã sử dụng khoảng 41 triệu liều vắc xin Quinvaxem tiêm chủng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi. Vắc xin Quinvaxem được sử dụng an toàn và hiệu quả trong tiêm chủng mở rộng giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em. Tuy nhiên, nhà sản xuất Berna Biotech đã ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem, số vắc xin Quinvaxem còn lại trong TCMR dự kiến sẽ sử dụng đến hết tháng 5/2018. Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc xin Quinvaxem bằng loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh. Vắc xin phối hợp 5 trong 1 được lựa chọn để thay thế vắc xin Quinvaxem có tên thương mại là vắc xin ComBE Five. |