Trời lạnh, ai cũng thích ăn cháo nhưng đừng cho 3 thứ này sẽ hại gan thận, gây ung thư

Ngày 10/12/2018 13:00 PM (GMT+7)

Khi thời tiết trở lạnh, nhiều người thích nấu các loại cháo. Khi ăn cháo thực sự khiến dạ dày và trái tim ấm áp. Tuy nhiên trước khi nấu, chuyên gia dinh dưỡng nhắc nhở mọi người cần chú ý, không nên bỏ 3 loại thực phẩm sau đây vào cháo, để tránh gây hại cho sức khỏe.

Có một cặp vợ chồng già ở Thiểm Tây (Trung Quốc), phát hiện thấy trong nhà bếp còn một túi gạo đã cất giữ từ lâu. Thấy gạo chỉ có chút ẩm, nhưng chưa có dấu hiệu bị mốc nên họ đã lấy gạo nấu cháo. Sau khi ăn cháo không lâu, cả 2 vợ chồng đều xuất hiện nôi ói, nghi ngờ do bị ngộ độc, người thân đã đưa 2 vợ chồng già đến Bệnh viện trực thuộc Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc Thiểm Tây. Qua sự việc của hai vợ chồng này cảnh cáo mọi người cần phải chú ý.

Trời lạnh, ai cũng thích ăn cháo nhưng đừng cho 3 thứ này sẽ hại gan thận, gây ung thư - 1

Các loại thực phẩm như ngũ cốc rất dễ bị ẩm mốc khi chúng không được bảo quản tốt. Hơn nữa thực phẩm biến chất, có một số sẽ phát hiện được bằng mắt thường, có một số thực phẩm biến chất khó phát hiện. Một số chất độc có trong thực phẩm bị biến chất, chỉ cần vài phút đến vài tiếng sẽ phát bệnh, xuất hiện các phản ứng ở đường tiêu hóa, biểu hiện là buồn nôn, nôn, đau bụng,.. Đối với một vài tổn thương mãn tính, có thể sản sinh độc tính máu, tổn thương gan thận, da và nhiễm độc thần kinh.

Nấu cháo, tuyệt đối không cho thêm 3 loại thực phẩm này

Đối với các loại thực phẩm như đậu phộng, tôm khô và khoai lang, chúng ta thường cho vào nấu với cháo để tăng thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, trước khi cho thêm những thực phẩm này cần phải chú ý đến những điểm dưới đây.

1. Đậu phộng có chút biến đổi sang màu vàng và vỏ hơi nhăn

Sau khi đậu phộng bị hỏng, biểu hiện lớp biểu bì sẽ có sợi nấm bào tử màu đen hoặc vàng nâu, có mùi vị khác thường, rất rõ rệt. Tuy nhiên, đậu phộng mới biến chất sẽ ngả sang màu hơi vàng, nên khiến nhiều người thường bỏ qua.

Trời lạnh, ai cũng thích ăn cháo nhưng đừng cho 3 thứ này sẽ hại gan thận, gây ung thư - 2

Aflatoxin được sản sinh bởi đậu phộng mốc là độc tố độc hại nhất được biết đến cho đến nay. Nó được phân loại là chất gây ung thư loại 1 bởi Viện nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới và đứng đầu trong số các độc tính của tất cả các chất trong tự nhiên.

Aflatoxin có thể gây tổn thương gan thận và liên quan chặt chẽ đến sự khởi phát của ung thư gan. Ngoài ra, vì tính ổn định nhiệt của nó rất tốt, nên cách chế biến thông thường không thể phân hủy được.

Nhắc nhở: Nấm Aspergillus flavus sản xuất độc tố Aflatoxin, chủ yếu phát triển trong các loại hạt và quả có dầu. Trong đó ngô, gạo, lúa mạch, lúa mì và các loại thực phẩm khác rất dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin.

2, Khoai lang có đốm nâu đen

Trời lạnh, ai cũng thích ăn cháo nhưng đừng cho 3 thứ này sẽ hại gan thận, gây ung thư - 3

Nếu bảo quản không đúng cách, chẳng hạn như để khoai lang quá lâu hoặc lưu trữ ở nơi ẩm ướt, vi khuẩn sẽ xâm nhập khiến khoai lang chuyển sang đốm đen, phát sinh nấm mốc.  Nếu ăn loại khoai lang bị mốc, các triệu chứng ngộ độc có thể xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn, biểu hiện chủ yếu là khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy. Nếu lượng ăn vào lớn, có thể gây các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, nhức đầu, thở khò khè, co giật và hôn mê.

Nhắc nhở: Ngoài các đốm đen và nâu trên bề mặt củ khoai, thịt bên trong củ khoai cứng và có vị đắng, đó cũng là biểu hiện của nấm mốc. Các loại khoai thông thường có thể lưu trữ trong thời gian dài ở nhiệt độ bình thường, tốt nhất là lưu trữ ở nơi mát mẻ, thông thoáng.

3, Tôm khô bị mốc có mùi amoniac (mùi khai)

Trời lạnh, ai cũng thích ăn cháo nhưng đừng cho 3 thứ này sẽ hại gan thận, gây ung thư - 4

Tôm khô rất giàu protein, nếu không được bảo quản đúng cách, rất dễ sản xuất amoniac dưới tác động của vi sinh vật, do đó thực phẩm có mùi khai. Ngoài ra, amin thấp được sản xuất trong quá trình này cũng sẽ kết hợp với một lượng nhỏ nitrite có trong da tôm để tạo thành chất gây ung thư mạnh - nitrosamine, làm tăng nguy cơ ung thư sau khi ăn.

Nhắc nhở: Đối với hàng khô như hải sản, tốt nhất nên ngửi và xem có sự thay đổi nào không trước khi ăn. Một khi có bất thường xảy ra, cần vứt bỏ.

Thức ăn vứt bỏ phần bị mốc, và phần còn lại có thể ăn được không?

Ngoài việc phân biệt xem thực phẩm có bị hư hỏng hay không, mọi người sẽ thắc mắc khi vứt bỏ phần bị mốc, phần còn lại có ăn được không? Trên thực tế, nấm mốc khi mắt thường nhìn thấy, chứng tỏ chúng đã phát triển đến một mức độ nhất định. Chỗ chưa xuất hiện mốc cũng có thể đã bị biến chất. Vì vậy, đối với hầu hết các loại thực phẩm, cách an toàn nhất là vứt bỏ nếu thấy thực phẩm xuất hiện một chút nấm mốc.

Khi không may bị nhiễm độc, cần phải làm điều này

Trời lạnh, ai cũng thích ăn cháo nhưng đừng cho 3 thứ này sẽ hại gan thận, gây ung thư - 5

1, Ngay sau khi bị ngộ độc và có triệu chứng buồn nôn nhưng chưa nôn được, có thể uống nước muối hoặc nước gừng đậm đặc để gây nôn, đồng thời người thân nên đưa bệnh nhân bị ngộ độc đến bệnh viện để rửa dạ dày, dùng thuốc xổ và các điều trị khác.

2, Tốt nhất là giữ lại thức ăn thừa đưa đến bệnh viện, điều này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác độc tố và có phương pháp điều trị tốt nhất.

8 thực phẩm độc hại cho bữa tối, nếu cứ tiếp tục ăn đừng trách sao bệnh tật tìm đến
Các chuyên gia đã nghiên cứu và nhận thấy rằng thói quen ăn uống vào buổi tối ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người. Dưới đây là 8 loại thực phẩm...
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm