Trong tiềm thức của nhiều người, đau răng không phải là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây chỉ ra rằng “đau răng không phải là bệnh bình thường, mà đau răng có thể cướp đi mạng sống của con người”.
Ông Lý năm nay 75 tuổi, sống ở Hán Khẩu (thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Năm năm trước, ông cảm thấy đau ở chân răng hàm dưới phía bên phải. Ông cho rằng bị viêm răng nên uống thuốc giảm đau, chống viêm ở nhà, vì cho rằng vấn đề này không quá nghiêm trọng.
Điều khiến cho ông Lý không ngờ là dù uống thuốc chống viêm 3 ngày nhưng răng của ông cũng không được cải thiện. Vì vậy, ông đến phòng khám nha khoa ở gần nhà để khám. Tuy nhiên, trong quá trình chẩn đoán, ông Lý đột nhiên bị tức ngực, thở khò khè, các triệu chứng này ngày càng nặng hơn, gia đình cảm thấy tình hình không ổn, lập tức đưa ông đến khoa cấp cứu của Bệnh viện số 4 Vũ Hán.
Khi người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch, khi có triệu chứng đau răng thì đó là tiền đề của bệnh nhồi màu cơ tim.
Trong khoa cấp cứu, thần chí của ông Lý gần như hôn mê, hơi thở gấp, môi chuyển thành màu tím, sau khi đã cấp cứu ông được đưa đến khoa chăm sóc đặc biệt. Kết quả của điện tâm đồ và xét nghiệm máu đã chỉ ra rằng ông Lý bị nhồi máu cơ tim dẫn đến tâm lực suy kiệt, đồng thời bác sĩ thông báo với người nhà về tình hình nguy kịch của ông Lý. Các bác sĩ lập tức cho ông Lý dùng máy thở và các điều trị tích cực như trợ tim, lợi tiểu, bảo vệ huyết áp,… Sau một loạt các giải cứu và điều trị, tình trạng bệnh của ông Lý có chuyển biến theo hướng tốt đẹp.
Video: Người đàn ông tử vong vì chiếc răng sâu.
Chỉ là đau răng, tại sao đột nhiên trở thành suy tim, thậm chí là bệnh rất nguy hiểm?
Bác sĩ Hứa Đào, trưởng khoa cấp cứu tại Bệnh viện số 4 thành phố Vũ Hán cho biết, ông Lý đã có tiền sử mắc bệnh tim mạch vành nhiều năm, kết quả của các đợt kiểm tra cho thấy, ông Lý đã có một thời gian dài bị nhồi máu cơ tim
Bởi vì không phải là vùng đau tim điển hình trước đây, khiến gia đinh ông Lý cho rằng chỉ là đau răng đơn thuần, kết quả là làm chậm trễ thời gian điều trị bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính. Khi triệu chứng tim suy yếu xuất hiện rõ ràng, bệnh tình đã rất nguy hiểm, sẽ làm tăng thêm mức độ khó khăn trong việc điều trị.
Bác sĩ Hứa Đào nhắc nhở, khi đề cập đến bệnh nhồi máu cơ tim, rất nhiều người cho rằng đau ngực cấp tính là tiền thân của căn bệnh này. Trên thực tế, một số những cơn đau dữ dội ở các bộ phận không điển hình cũng là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim. Do vậy, nếu người bệnh có lịch sử bị bệnh tim mạch vành, đột nhiên xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đau lưng, đau răng, cần phải cảnh giác cao bởi rất dễ xuất hiện bệnh nhồi máu cơ tim.
Bởi vì các cơn đau có liên quan đến nhồi máu cơ tim, sẽ dẫn đến đau ở các bộ phận như ở cổ, họng, hàm dưới, lưng hoặc vai, chi trên bên trái, phần bụng trên và các bộ phận khác, xuất hiện tình trạng đau răng và các triệu chứng đau họng không rõ nguyên nhân. Lúc này, bệnh nhân bệnh nhân lập tức phải đến bệnh viện để kiểm tra và không để lỡ thời gian điều trị bệnh tốt nhất.
Đau răng có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm
Đau răng một thời gian dài không khỏi thì cần phải đến viện kiểm tra kịp thời tránh gây nguy hiểm đến tính mạng
Hiện nay, tỉ lệ người bị bệnh răng miệng khá cao đạt 90%, tỉ lệ được cứu chứa là 10%. Có rất nhiều người cho răng, đau răng không phải là bệnh, kiên nhẫn một thời gian sẽ khỏi. Nhưng đại đa số mọi người đều không biết răng, các vấn đề trong khoang miệng cũng sẽ dấn đến bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh thận, đột quỵ và tăng huyết áp…
Khi cơ thể xuất hiện 2 tình huống sau thì đặc biệt phải chú ý:
Một là khị bị viêm phổi hoặc sốt cảm, đau họng, luôn là thời điểm tốt để phát bệnh, không được coi thường các vấn đề về răng, rất có khả năng nguyên nhân gốc rễ chính là ở trong khoang miệng.
Thứ hai là vốn dĩ răng rất đau, đã chịu đưng một thời gian dài, nhiễm khuẩn trong thời gian này cũng rất nguy hiểm. Kiến nghị những người từ 45 tuổi trở lên khi phát hiện có răng đau, nên kịp thời làm điện tâm đồ để được xác nhận bệnh và điều trị kịp thời.