Ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng như nôn, đau bụng đi ngoài, tiểu ra máu. Trường hợp nặng, nạn nhân có thể vong.
Vừa qua, thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận 10 người ngộ độc khi ăn hải sản tại TP Nha Trang. Tất cả nạn nhân đều là bà con trong gia đình, cùng ăn một loại cá biển.
Theo các bác sĩ, trong số bệnh nhân ngộ độc kể trên có bốn ca nặng, trước đó đã được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện 22-12 (TP Nha Trang) rồi mới chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Ảnh minh họa
Hiện tại, có ba bệnh nhân nặng đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực chống độc. Các bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại các khoa Nhi, Nội tổng hợp thần kinh... của Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Liên quan đến ngộ độc hải sản, trước đó không lâu tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt- Tiệp (Hải Phòng) đã tiếp nhận 26 bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, đầu óc choáng váng, khó thở... nghi ngộ độc thức ăn.
Qua các bước kiểm tra, cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc tập thể trên nhiều khả năng từ hải sản trong bữa tiệc buffe tối. Rất có thể do quá trình nướng hải sản tại bãi biển không đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh nên người ăn vào nhiễm độc.
Điều cần tránh khi ăn hải sản
Hải sản tươi sống chứa thành phần dinh dưỡng cao, có khả năng kháng khuẩn tốt, nhưng khi hải sản chết, vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh, xâm nhập nhanh, độc tố trong hải sản tiết ra nhanh, đồng thời men phân giải chất đạm.
Vì lợi nhuận, nhiều cơ sở kinh doanh không ngần ngại dùng hải sản không an toàn tẩy mùi, tẩm ướp gia vị, đánh lừa cảm giác của khách hàng.
Để tránh ngộ độc hải sản, các chuyên gia khuyến cáo:
- Không ăn hải sản tái, hải sản chưa nấu chính, đặc biệt là cua vì rất dễ gây ngộ độc cao. Với một số loại như: tôm, cua, sò, hến… đã chết thì tuyệt đối không nên ăn.
- Không ăn cá được nuôi ở những vùng nước ô nhiễm vì dễ nhiễm thủy ngân gây ngộ độc khi sử dụng như cá kiếm, cá kình, cá thu…
- Đối với các loại hải sản tươi được bảo quản đông lạnh, nên giã đông trước khi chế biến, sau đó nấu chín thật kỹ. Tốt nhất, chỉ nên ăn hết trong ngày, không nên bảo quản quá lâu.
Ngoài ra khi ăn hải sản cần lưu ý: không uống bia cùng lúc vì dễ bị bệnh gút; không ăn cùng trái cây, thực phẩm giàu vitamin C vì dễ bị đau bụng.
Các xử lý ngộ độc trước mắt, cần thiết nhất là gây nôn để loại bỏ thức ăn nhiễm độc ra khỏi cơ thể.
Dấu hiệu cơ thể bị ngộ độc hải sản Biểu hiện phổ biến của dị ứng hải sản là nổi mề đay trên da, nóng da, chân tay sưng phù, mí mắt sụp. Một số người có thể gặp tình trạng sổ mũi, hắt xì liên tục, ngứa ngáy toàn cơ thể. Trong một số trường hợp, ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng đi ngoài, tiêu ra máu. Nặng hơn với một số đối tượng, gây sốc phản vệ, ngừng tim, ngừng thở và tử vong nhanh chóng. |