Mặc dù thường xuyên uống sữa và cố gắng bổ sung canxi nhưng cô Vương ở Hạ Châu (Trung Quốc) lại bị chẩn đoán có thể phải thay khớp gối nếu còn phạm phải những sai lầm này.
Cô Vương gần đây thấy đầu gối sưng, đau rất khó chịu nên vô cùng lo lắng. Bản thân cô 40 tuổi, chưa phải quá già, cô lại thường xuyên uống sữa mỗi ngày và thậm chí còn bổ sung thêm viên canxi nhưng tại sao lại gặp vấn đề ở đầu gối.
Sau khi cô Vương đến bệnh viện Nhân Dân Hạ Châu kiểm tra, bác sĩ cho biết đầu gối của cô gần như sắp "chết" - tức là đã bị thoái hóa sớm và có thể sắp trở thành vô dụng. Nguyên nhân khiến cho cô sớm gặp vấn đề về khớp gối bắt nguồn từ chính những thói quen mà cô vẫn làm mỗi ngày. Nếu cô không sớm thay đổi có thể cô sẽ buộc phải thay khớp gối.
Leo cầu thang bộ quá nhiều lần
Khớp gối là khớp mang trọng lượng lớn nhất của cơ thể người, trọng lượng càng lớn, nguy cơ mòn sụn khớp càng lớn, gân càng dễ bị tổn thương và khớp gối càng thoái hóa nhanh hơn.
Thông thường, khi đứng, sức nặng lên đầu gối là 86% trọng lượng cơ thể; khi đi bộ, sức nặng sẽ tăng lên, gấp 1,6 lần trọng lượng; khi chạy bộ, sẽ gấp 2-3 lần trọng lượng; khi chạy nhanh hoặc chạy nước rút, áp lực gấp 5-7 lần trọng lượng; khi đi lên cầu thang, nó gấp 3 đến 4 lần trọng lượng; khi đi xuống cầu thang, nó gấp 5 đến 7 lần trọng lượng.
Nếu một người nặng 50kg, đầu gối sẽ chịu trọng lượng 150kg-200kg khi leo lên cầu thàng, và đầu gối sẽ chịu trọng lượng 250kg-350kg khi xuống cầu thang.
Đặc biệt là khi đi xuống cầu thang, tác động của trọng lượng lên đầu gối hầu như là không thể tránh khỏi, và đầu gối ở trạng thái không ổn định do dễ rung lắc, gây nhiều va chạm đến đầu gối. Nhiều người tin rằng leo cầu thang bộ sẽ giúp họ giảm cân tuy nhiên nếu quá nhiều và luyện tập không đúng cách thật sự có thể phản tác dụng.
Cách phòng tránh:
Nếu có thang máy, bạn lên sử dụng nó. Nếu bạn phải leo lên cầu thang, bước đi chậm rãi, sử dụng tay vịn khi bước xuống, người già có thể dùng nạng để giảm áp lực lên đầu gối.
Cúi người lau nhà
Nhiều người thích ngồi xổm dùng giẻ lau nhà nhưng vô tình tạo nên áp lực khiễn xương chày và xương sụn bị hư hại.
Cách tránh:
Hạn chế ngồi xổm lau nhà quá lâu, nên nghỉ ngơi sau khoảng 10-20 phút để máu được lưu thông ở đầu gối.
Ngồi vắt chéo chân
Ngồi vắt chéo chân trong nhiều giờ có thể dẫn đến tình trạng tê liệt dây thần kinh xương mác. Tư thế này dễ gây tê liệt dây thần kinh nhất vì bạn đã dồn áp lực vùng dưới đầu gối.
Tư thế ngồi này cũng dẫn đến mất cân bằng xương chậu. Nó làm cho các cơ bắp ở đùi trong ngắn hơn cơ bắp đùi ngoài, khiến các khớp xương có nguy cơ bị lệch khỏi vị trí.
Cách tránh:
Nên cố gắng tránh ngồi chéo chân trong một thời gian dài. Những người có thói quen ngồi chéo chân, sau khoảng vài phút nên duỗi chân ra để dây chằng và các khớp được thư giãn.
Ngồi trên ghế thấp thường xuyên
Các băng ghế thấp là quá gần mặt đất, mọi người ngồi trên đó, chân rất khó để thẳng, khớp chân không thể thư giãn, và nó sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu của chi dưới. Khi đứng dậy từ ghế thấp, đầu gối phải chịu tải trọng gấp vài lần trọng lượng, tăng áp lực lên đầu gối và hông.
Cách tránh:
Tốt nhất là chọn chỗ ngồi có chiều cao vừa phải. Tiêu chuẩn ghế ngồi phù hợp đó là khi bàn chân đặt phẳng trên mặt đất, đùi có thể song song với mặt đất, và bắp chân vuông góc với mặt đất.
Lười vận động
Vận động vừa phải có thể làm cho dịch khớp hoạt động ở đầu gối chảy trong khớp, giúp khớp gối di chuyển tốt hơn. Khi bạn ít vận động, nó sẽ dẫn đến lưu thông máu kém ở chi dưới, làm chậm chuyển hóa và tăng nguy cơ tổn thương khớp ở chi dưới. Ngoài ra, nếu bạn ngồi yên trong một thời gian dài, các cơ xung quanh khớp sẽ không được thực hiện, và chức năng bảo vệ cho các khớp sẽ giảm đáng kể.
Cách tránh:
Dành khoảng 30 đến 40 phút để vận động mỗi ngày, hoặc duỗi chân của bạn trong khi ngồi. Sau khi ngổi khoảng 30 phút nên đứng dậy thư giãn chân một chút.