Vì sao phụ nữ Trung Hoa cổ đại khi sinh con phải có chậu nước nóng cạnh bên?

Ngày 13/10/2020 14:04 PM (GMT+7)

Bà đỡ thường giục người nhà sản phụ đun nước sôi và lúc nào bên cạnh sản phụ cũng phải đặt ít nhất một chậu nước nóng.

Dù là trong tài liệu lịch sử hay phim truyền hình cổ trang đều mô tả cảnh tượng sinh con rất vất vả, có thể xảy ra những sự việc đau lòng như một xác hai mạng. Nguyên do chủ yếu là bởi vì điều kiện thời kỳ này vẫn còn lạc hậu.

Quá trình phụ nữ cổ đại sinh con cũng khá thú vị. Ngoài việc tìm bà mụ trước khi sinh, người nhà cũng cần chuẩn bị nhiều dụng cụ đặc biệt, chẳng hạn như kéo, bồn gỗ, giấy rơm,...

Đặc biệt, bà đỡ thường giục người nhà sản phụ đun nước sôi và lúc nào bên cạnh sản phụ cũng phải đặt ít nhất một chậu nước nóng.

Tuy chỉ là tình tiết trên phim, nhưng phim ảnh hầu hết dựa theo ghi chép của sách vở về những thói quen sinh hoạt cũng như các tình huống có thực trong đời sống thời xưa.

Vậy thì, tại sao khi đỡ đẻ, các bà mụ lại liên tục yêu cầu nước nóng?

Vì sao phụ nữ Trung Hoa cổ đại khi sinh con phải có chậu nước nóng cạnh bên? - 1

Mỗi lần sinh con, người mẹ giống như vừa bước chân qua "quỷ môn quan" (Ảnh minh họa)

Lau sạch cơ thể người mẹ

Phụ nữ sinh con là chuyện không hề dễ dàng, nếu không chú ý sẽ dẫn đến chảy máu quá nhiều. Trong quá trình chuyển dạ, người phụ nữ tốn rất nhiều năng lượng do đó rất dễ đổ mồ hôi. Ngoài ra, dùng khăn nóng lau cơ thể người mẹ có thể khiến cổ tử cung giãn ra và giảm đau khi sinh.

Thêm nữa, khi nước ối vỡ ra cũng ảnh hưởng đến tầm nhìn của bà mụ. Lúc này, họ sẽ dùng nước nóng để rửa sạch vết máu, nước ối bên ngoài và mồ hôi (từ người mẹ lẫn bà mụ).

Với một số người phụ nữ không tự chủ vấn đề vệ sinh trong lúc chuyển dạ, các bà mụ cũng dùng nước nóng để lau rửa nửa thân dưới của người mẹ.

Khử trùng

Vào thời cổ đại, không có thiết bị khử trùng chuyên nghiệp, do đó khử trùng bằng nước nóng đã trở thành phương pháp phổ biến nhất. Tình trạng nhiễm trùng là 1 trong những lý do khiến thai phụ tử vong trong lúc sinh nở. Để tránh nhiễm trùng, các bà mụ luôn cần thay nước nóng liên tục.

Chắc chắn sẽ có người thắc mắc tại sao không sử dụng nước lạnh. Dù thời cổ đại, nước sông nước suối rất xanh trong nhưng trong nước vẫn có nhiều vi khuẩn. Nếu dùng nước lạnh thì sẽ khiến người mẹ dễ bị nhiễm trùng hơn, còn khiến cơ thể người mẹ thêm co thắt khiến quá trình sinh nở gặp khó khăn.

Ngoài ra, cơ thể phụ nữ dễ bị tổn thương nhất là vào thời điểm này, khi tiếp xúc với nước lạnh sẽ gây hại cho cơ thể, khiến khí lạnh có thể xâm nhập vào cơ thể và để lại di chứng về sau.

Kéo và khăn được sử dụng trong khoảng thời gian đấy cũng phải được khử trùng bằng nước nóng.

Làm sạch cơ thể đứa bé sơ sinh

Khi đứa bé ra đời, xung quanh chúng có rất nhiều máu và phân. Lúc này rất cần nước nóng để vệ sinh, tránh để đứa bé bị cảm lạnh.

Ổn định nhiệt độ và độ ẩm trong phòng

Nước nóng có thể giúp tăng nhiệt độ trong phòng hiệu quả. Nếu nhiệt độ trong phòng quá thấp, trong quá trình đau đẻ, người mẹ sẽ dễ bị cảm lạnh. Căn phòng ấm áp sẽ có lợi trong quá trình chuyển dạ lẫn khi đón sinh mệnh mới chào đời, không khí quá khô sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đứa bé vừa ra đời.

Vì không có các thiết bị tiên tiến vào thời cổ đại, người xưa chỉ có thể dựa vào nước nóng để cải thiện không khí trong phòng.

Giải mã bí ẩn bắt mạch qua sợi tơ của thầy thuốc xưa, đến vua Càn Long cũng phải tin
Y học cổ xưa có lưu truyền một phương pháp khám bệnh được gọi là "huyền ti bắt mạch" có nghĩa là bắt mạch thông qua một sợi dây tơ. Điều này khiến...
Theo Việt Hương (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh con