Đôi khi có những dấu hiệu phát bệnh nặng nhưng chúng ta thường không chú ý đến, trường hợp của cô Lí ở Vũ Hán bị ung thư phổi giai đoạn cuối là một minh chứng điển hình. Do vậy, các bác sĩ nhắc nhở không được bỏ qua dấu hiệu gây bệnh nguy hiểm.
Cô Lí năm nay 38 tuổi ở Vũ Hán (Trung Quốc), từ năm ngoái cô đã bắt đầu bị ho, uống thuốc ho cũng không có tác dụng nhiều, chỉ khỏi được thời gian ngắn lại tái phát, mọi loại thuốc cũng không trị được tận gốc.
Tháng trước, cô Lí bị ho cảm thấy phổi như muốn chui ra khỏi lồng ngực, còn xuất hiện tình trạng đau tức ngực, khó thở. Vì không thể chịu được nữa nên cô đến Bệnh viện trung tâm thành phố Vũ Hán kiểm tra. Sau khi có kết quả, bác sĩ phát hiện cô bị ung thư phổi giai đoạn cuối và đã bỏ qua cơ hội phẫu thuật.
Cô Lí bị sốc khi biết mình bị ung thư phổi giai đoạn cuối (Ảnh minh họa)
Cô Lí sau khi biết mình bị ung thư thực sự bị sốc và luôn tự hỏi, bản thân cô không hút thuốc, không uống rượu, tại sao lại bị ung thư phổi? Bác sĩ có hỏi về lịch sử của bệnh, hóa ra chồng của cô là người hút thuốc lâu năm.
Bác sĩ Triệu, trưởng khoa Lao phổi của Bệnh viện cho biết trước đây 1 năm, cô Lí bị ho khan, chính là cơ thể đã cảnh báo trước về bệnh, nhưng cô Lí không mấy chú trọng, dẫn đến bệnh ung thư phổi đến giai đoạn cuối mới phát hiện ra.
Cô Lí đã coi thường hiện tượng kho han nên không đi kiểm tra sớm, để dẫn đến hậu quả là ung thư phổi giai đoạn cuối
Bác sĩ Triệu cũng cho biết thêm: Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở phụ nữ ngày càng tăng, ngoài việc hút thuốc, người phụ nữ bị thụ động hít phải khói thuốc từ những người xung quanh cũng trở thành nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư phổi, và 70% những người bị ung thư phổi phát hiện ở giai đoạn cuối.
Video: Thí nghiệm chứng minh tác hại của thuốc lá.
Bác sĩ nhắc nhở, những người từ 35 tuổi trở lên, ngoài việc hít phải khói thuốc từ người khác, thì những tác nhân dưới đây cũng gây nên bệnh ung thư phổi.
1, Khói bếp khi nấu nướng làm tăng nguy cơ ung thư phổi
Khói bếp khi nấu nướng cũng một phần gây nên bệnh ung thư phổi
Các chuyên gia y tế cho rằng, không thể loại trừ khói dầu mỡ trong nhà bếp góp phần gây nên bệnh ung thư phổi. Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khói dầu trong khi nấu nướng có thể dẫn đến ung thư phổi, người một tháng xào nấu ăn khoảng 30 lần có nguy cơ bị ung thư phối cao gấp 9 lần so với người nấu ăn dưới 30 lần/ tháng.
2, Người thường xuyên chịu áp lực lớn
Áp lực công việc và gia đình là 2 phạm trù gây nên nhiều bệnh nguy hiểm
Có rất nhiều phụ nữ bị ung thư phổi do áp lực công việc và gia đình ngày càng tăng cao. Cường độ áp lực ở 2 phương diện này tăng cao có thể làm suy yếu chức năng của hệ miễn dịch, làm gia tăng các loại bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư phổi.
3, Trong gia đình có người thân bị ung thư phổi
Người thân cấp độ 1 (cha mẹ, anh chị em ruột) có tiền sử bị ung thư phổi, bản thân có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn những người bình thường gấp khoảng 1,8 lần.
4, Người bị bệnh phổi mãn tính và bệnh nghề nghiệp
Tỉ lệ những người dọn vệ sinh mắc bệnh ung thư phổi rất cao
Người bị bệnh lao phổi, giãn phế quản và bệnh phổi mãn cũng là nhóm có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao, đặc biệt cần phải chú ý và kiểm tra định kì. Còn có một bộ phận là bệnh nghề nghiệp. Ví dụ như công nhân mỏ than, công nhân quét rác, công nhân pha chế thường tiếp xúc với các chất hóa học như a-mi-ăng (một loại khoáng chất),… tất cả những người này đều là có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi và ung thư phổi.
Những nhóm người này trong cuộc sống hàng ngày cần phải chủ động phòng ngừa ung thư phổi, có thể thông qua việc bổ sung nguyên tố selen.
Tại sao nên bổ sung nguyên tố Selen?
Viện Ung thư Hoa Kỳ đã công bố công thức nấu ăn mới cho bệnh ung thư: ít chất béo, nhiều chất xơ và nhiều nguyên tố selen. Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần có thói quen ăn uống hợp lý, có thể phòng ngừa được nhiều loại bệnh, ví dụ bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều nguyên tố selen.
Bổ sung các thực phẩm chứa nguyên tố Selen là biện pháp hữu hiệu ngăn ngừ ung thư
Đồng thời, nghiên cứu lâm sàng kéo dài 10 năm của Tiến sĩ Larry C. Clark (thuộc Trường ĐH Arizona, Mỹ) cho thấy, mỗi ngày bổ sung lượng nguyên tố selen thích hợp có thể giảm tỉ lệ tử vong do ung thư tới 50%, và những bệnh ung thư đã được phát hiện cũng có thể giảm tới 37%.
Ngoài ra, có 3 loại bệnh ung thư đã được chứng minh giảm đáng kể sau khi bổ sung các thực phẩm chứa selen như: ung thư phổi đã giảm 46%, ung thư tuyến tiền liệt đã giảm 63%, và ung thư ruột kết giảm 38%. Vì vậy, việc bổ sung selen để kháng bệnh xem ra rất có tác dụng.
Bổ sung nguyên tố selen bằng cách cố gắng sử dụng các thực phẩm giàu selen. Các thực phẩm giàu selen như: trà xanh, quả cật lợn, thận lợn, quả hạch, bí đỏ, đậu, cá tôm. Ngày thường có thể bổ sung selen thông qua việc uống trà.