Khi biết anh tôi chưa ăn sáng, chị liền xuống bếp nấu cho anh một nồi cháo. Không biết trong đó chị cho những gì mà anh tôi ăn hết một tô to.
Ngày chị Thảo về làm dâu nhà tôi, bố mẹ không ưng một chút nào, bởi chị không có công ăn việc làm, ở nhà chỉ ăn rồi nuôi con cũng không xong. Bởi chị dùng tiền của anh tôi để mua sắm quần áo phấn son và tụ tập với đám bạn.
Mỗi khi bạn bè gọi điện, chị đẩy con cho bố hay mẹ tôi chăm sóc, còn bản thân lấy xe máy đi ngay. Chị về làm dâu 5 năm mà không động vào bất kỳ việc nhà nào. Từ nấu cơm, nấu cháo cho cháu, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo đều một tay mẹ tôi làm hết.
Mẹ tôi mà nhắc làm việc nhà thì chị bảo khi nào có hứng làm hoặc nói ngủ chưa đủ giấc. Bố mẹ nói nhiều sợ mất lòng con dâu nên để mặc chị Thảo muốn làm gì thì làm, mẹ tôi chỉ làm cố một chút là xong việc và gia đình được yên ổn.
Con gái 4 tuổi mà chị dâu chưa muốn cho đi học bởi chị có thói quen ngủ ngày, sáng nào 2 mẹ con cũng ôm nhau đến 10h mới dậy. Nếu cho con đi học thì phải dậy sớm, chị không làm được. Với lại con mà đi học thì chị sẽ rảnh rỗi quá, không biết làm việc gì trong nhà, mẹ chồng nấu cơm nước cho con dâu cũng chướng mắt khó coi.
Anh tôi vốn hiền lành, vậy mà từ ngày lấy được người vợ lười làm ham chơi sinh ra chán nản và hay cáu gắt. Anh đi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới về, cứ về đến nhà là chứng kiến cảnh mẹ nấu cơm nước, còn vợ ngồi chơi với con nên anh chán.
Mẹ tôi mà nhắc làm việc nhà thì chị bảo khi nào có hứng làm hoặc nói ngủ chưa đủ giấc. (Ảnh minh họa)
Mâu thuẫn vợ chồng dày lên mỗi ngày, 2 người cãi nhau như cơm bữa. Không thể dạy nổi vợ, anh quyết định chỉ đưa cho vợ những khoản tiền cần thiết và phần lương còn lại đưa cho mẹ giữ. Chị dâu không chấp nhận điều đó và đòi bế con bỏ nhà ra đi.
Lúc mẹ tôi phát hiện chị kéo hành lý rời đi thì liền giữ lại cháu, còn chị muốn đi đâu thì đi không cản, bởi bà không muốn cháu theo người mẹ hư hỏng thế.
Vợ bỏ đi, anh tôi cũng buồn chút ít, một tháng sau thì tâm lý ổn định và vui vẻ trở lại. Anh cũng không gọi điện hay đi tìm chị, anh bảo:
“Sai lầm lớn nhất là lấy vợ chẳng biết làm gì và làm khổ bố mẹ. Người như thế để ra đời, xã hội dạy cho bầm dập mới sáng mắt ra được”.
Từ ngày chị đi, gia đình tôi yên ổn hơn và không còn nghe tiếng phàn nàn cãi nhau nữa. Chị bỏ đi đã 6 năm và chưa về thăm con lần nào. Những năm qua anh tôi vẫn sống một mình nhưng trước sự thuyết phục của gia đình, cuối cùng anh đã ly hôn chị Thảo vắng mặt.
Đầu năm vừa rồi, anh tôi có bạn gái mới và hiện tại 2 người chuẩn bị làm đám cưới. Đúng lúc gia đình tôi đang chờ đợi đón dâu mới thì chị Thảo quay về với bộ dạng hoàn toàn khác.
Chị dâu không chấp nhận điều đó và đòi bế con bỏ nhà ra đi. (Ảnh minh họa)
Hôm đó, anh tôi thấy mệt nên xin nghỉ làm một buổi, chị Thảo đến chơi. Gương mặt chị già đi nhiều hơn, ăn mặc chững chạc, không phấn son hay đánh móng tay như trước nữa. Cách ăn nói của chị lễ phép và chín chắn hơn, không bốp chát chanh chua như lúc trước.
Khi biết anh tôi chưa ăn sáng, chị liền xuống bếp nấu cho anh một nồi cháo. Không biết trong đó chị cho những gì mà anh tôi ăn hết một tô to. Vậy mà hôm trước, anh tôi không ăn được gì, mẹ tôi nấu cháo hầm xương nhưng anh chỉ ăn được chút ít.
Mẹ tôi khuyên chị Thảo:
“Bây giờ 2 đứa đã ly hôn, con trai bác chuẩn bị lấy vợ, cháu đã làm hỏng cuộc đời con bác một lần rồi. Từ nay về sau đừng đến đây phá hoại hạnh phúc của bố con nó nữa”.
Lời mẹ tôi vừa dứt, chị Thảo quỳ sụp xuống cầu xin gia đình tôi tha thứ để được quay trở lại với chồng con và làm lại từ đầu. Bố mẹ không chấp nhận nhưng anh tôi lại gật đầu đồng ý cho chị Thảo quay về làm cả nhà ngỡ ngàng.
Khi chị Thảo ra về, anh tôi mới nói thật là vợ tương lai của anh không thương cháu tôi, sợ lấy về sẽ có cảnh mẹ kế con chồng làm gia đình càng bất ổn hơn. Anh nhìn thấy vợ cũ thay đổi nhiều, hi vọng lần này chị ấy sẽ nắm bắt lấy cơ hội đừng đạp đổ như lúc trước nữa.