Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót

Ngày 20/01/2013 14:00 PM (GMT+7)

Hãy thử điểm qua số phận của những chiếc giày cao gót mà bạn vẫn đi hàng ngày nhé!

Xuất hiện lần vào những năm 3500 trước công nguyên, giày cao gót khi đó được xem như một công cụ hữu ích cho người sử dụng để đi qua những khu vực ẩm ướt.

Đối với phái đẹp, để có được một dáng vẻ xinh xắn yêu kiều trước khi ra phố, không chỉ có một “bộ cánh” lung linh mà còn phải chăm chút cả những yếu tố phụ bên ngoài. Những lúc như thế này, một đôi giày cao gót sẽ là trợ thủ đắc lực giúp các cô gái thêm xinh và tự tin hơn khi bước chân đến bất cứ nơi đâu. Đa số các bạn nữ đều muốn sở hữu những đôi giày cao gót thời thượng nhưng có bao giờ bạn thắc mắc về lịch sử sâu xa của nó?

Được xuất hiện lần vào những năm 3500 trước công nguyên, giày cao gót khi đó được xem như một công cụ hữu ích cho người sử dụng để đi qua những khu vực ẩm ướt. Với chất liệu và kiểu dáng thô sơ, giày cao gót vẫn chưa thực sự chiếm được cảm tình của mọi người vào thời điểm này.

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 1

Những đôi giày cao gót với đế thô và cao, họa tiết tương đối cầu kì.

Mãi cho đến thế kỉ thứ 16, khi đôi giày cao gót đúng cách đầu tiên được phát minh và được mang trong lễ cưới của Nữ hoàng nước Pháp, Catherine de Medici thì công chúng mới thực sự bị chinh phục bởi kiểu dáng và tính năng hữu ích mà một đôi giày cao gót mang lại. Sự xuất hiện của đôi giày trong giới thượng lưu lúc này là một cột mốc quan trọng cho lịch sử phát triển của những đôi giày cao gót.

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 2

Không muốn xuất hiện với chiều cao “khiêm tốn” trong lễ cưới, nữ hoàng đã đặt một đôi giày đế cao, điều này đã khiến khá nhiều người trong lễ cưới phải ngạc nhiên.

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 3

Tầng lớp quý tộc là những tín đồ trung thành của giày cao gót.

Cho đến tận đầu những năm 1700, vị trí của giày cao gót trong làng thời trang vẫn không suy giảm, liên tục xuất hiện dưới đôi chân ngọc ngà của những quý tộc khi đó. Nhưng từ sau cuộc cách mạng Pháp, giày cao gót bị bước vào giai đoạn mất ưu thế vì luật cấm sử dụng. Mãi cho đến thế kỉ 18, giày cao gót vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi bởi các nhà phê bình cho rằng nó chính là một biểu tượng của sự mê hoặc, ma quái.

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 4

Giày cao gót lúc này đã thay đổi kiểu dáng, bớt thô và có kiểu dáng đơn giản hơn.

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 5

Chiếc đế chưa gọn của đôi giày được so sánh như những cái móng của phù thủy.

“Thất thế” không lâu, giày cao gót lại trở lại mạnh mẽ và trở nên phổ biến hơn vào những năm 1800. Giai đoạn này cũng là một cột mốc cho sự thay đổi về kiểu dáng. Các nhà thiết kế đã biết chau chuốt hơn về họa tiết, chiều cao đôi giày được nâng lên đáng kể, và đặc biệt là những chiếc đế đã bắt đầu thanh mảnh hơn.

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 6

Giày cao gót đã bắt đầu khoác lên mình “chiếc áo mới”.

Đỉnh điểm của sự thay đổi các thiết kế giày cao gót chính là bắt đầu những năm 1900. Từ giai đoạn này, người phụ nữ đã thành thạo hơn trong việc tận dụng những tính năng của giày cao gót để làm cho dáng vóc thêm gợi cảm và quyến rũ hơn. Điều này cũng lý giải cho câu hỏi tại sao các thiết kế của giày cao gót càng ngày càng được ưa chuộng và cải tiến từ giai đoạn này.

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 7

Nhạc sĩ thính phòng Marie Lloyd mang đôi giày cao gót chất liệu satin vào năm 1900.

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 8

Giày cao gót những năm 1925 có phần đơn điệu về màu sắc nhưng kiểu dáng lại đơn giản và thon gọn hơn.

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 9

Nữ diễn viên Carol Goodner xinh đẹp trên boong tàu với đôi giày cao gót trắng thanh mảnh vào năm 1930

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 10

Kiểu dáng giày cao gót 1940 có phần phá cách độc đáo hơn...

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 11

Bên cạnh những thuận lợi cho dáng vóc, giày cao gót cũng khiến không ít chị em phải nhăn mặt khi phải đi lại quá nhiều.

Từ 1950, giày cao gót thực sự được ưa chuộng như một “món ăn” quen thuộc của phụ nữ. Cùng với sự cải cách của những chiếc váy để lộ chân nhờ phong trào nữ quyền, giày cao gót cũng bắt đầu trở nên sắc sảo và tinh tế trong từng đường nét. Không dừng lại ở đó, giày cao gót cũng đã có được những vị trí quan trọng trong cửa hàng của các thương hiệu nổi tiếng như Christian Dior.

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 12

Giày cao gót vào năm 1952 không còn xa lạ đối với phụ nữ nữa. Họ đã có thể sử dụng nó để đi lại hàng ngày kết hợp cùng những chiếc váy ngang gối dịu dàng.

Bước vào giai đoạn 1970, giày cao gót đã dần trở thành yếu tố không thể thiếu khi phối với những chiếc đầm để đi khắp mọi nơi. Cho đến thời điểm hiện tại, không một phụ nữ nào có thể thiếu một đôi giày cao gót trong tủ. Với hàng loạt những kiểu dáng sinh động, đáp ứng được những nhu cầu khắc khe của người mang, giày cao gót đang dần được cải thiện và phát triển hơn nữa.

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 13

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 14

Lịch sử thăng trầm của đôi giày cao gót - 15

Theo Mỹ An (Infonet)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tìm hiểu lịch sử thời trang