Cô gái 28 tuổi bị ung thư vú mặc dù rất thích thể thao, theo đuổi cuộc sống lành mạnh. Bạn bè cho rằng, ngực của cô quá lớn là nguyên nhân gây bệnh, điều này khiến bác sĩ khá bất ngờ.
Bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng Giang Khôn Tuấn chia sẻ trong chương trình “Bác sĩ y khoa”, bác sĩ đã từng điều trị cho một nữ nhân viên 28 tuổi, có bộ ngực đầy đặn, thường xuyên duy trì vóc dáng bằng cách tập thể dục, nhưng không may bị ung thư vú giai đoạn 2. Cô sống độc thân, khi bị ung thư cũng không dám thông báo cho gia đình, chỉ có 2 cô bạn đồng nghiệp đi cùng chăm sóc.
Một ngày sau ca phẫu thuật, một đồng nghiệp nữ hỏi: "Bác sĩ, tại sao cô ấy trẻ như vậy đã bị ung thư vú? Cô ấy mới 28 tuổi, gia đình không có tiền sử ung thư, trong cuộc sống hàng ngày cũng rất chăm chỉ luyện tập thể thao”. Một nữ đồng nghiệp khác còn cười nhạo nói: “Nhất định là do bộ ngực của cô ấy quá lớn, ngực nhỏ như tôi mới không có vấn đề gì”, điều này khiến bác sĩ khá bất ngờ.
Cô gái 28 tuổi bị ung thư vú, bạn bè cho rằng do ngực cô quá to.
Những người có bộ ngực lớn dễ bị ung thư vú?
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn đã điều trị cho rất nhiều phụ nữ bị ung thư vú nhưng ngực họ khá nhỏ, do đó câu trả lời là “sai”. Kích thước vú trung bình của phụ nữ châu Âu và Mỹ lớn hơn Đài Loan, nhưng tỷ lệ mắc ung thư vú ở Đài Loan chưa bao giờ vượt qua châu Âu và Mỹ. Nếu vấn đề nằm trong trường hợp dưới đây, câu trả lời sẽ là đúng.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn tiếp tục giải thích: “Phụ nữ có bộ ngực lớn do kích thước cơ thể lớn, thực sự rất dễ bị ung thư vú. Phụ nữ bị béo phì sẽ mắc 13 loại ung thư, đặc biệt đối với phụ nữ có BMI vượt quá 25, xác suất ung thư vú tăng 18%”. Đối với những cô gái không béo nhưng có chu vi vòng ngực nổi bật, tuyên bố này không áp dụng. Kích thước của ngực không liên quan đặc biệt đến khả năng bị ung thư vú. Bác sĩ Giang Khôn Tuấn thừa nhận: "BMI có liên quan. Nếu ngực của bạn lớn vì BMI tương đối cao, khả năng bị ung thư vú sẽ tăng lên rất nhiều."
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn cho rằng, nếu ngực to vì BMI tương đối cao, khả năng bị ung thư vú sẽ tăng lên rất nhiều.
Ngoài ra, bác sĩ Giang Khôn Tuấn cũng phân tích một tuyên bố chính xác khác. Khi mật độ vú của phụ nữ tương đối cao, cũng thực sự rất dễ bị ung thư vú. Khi hơn 40 tuổi, các mô vú ban đầu trong vú được thay thế bằng chất béo, ví dụ có 2 người phụ nữ cùng 45 tuổi đi chụp ảnh vú, người có mật độ vú dày đặc, khả năng mắc ung thư vú cũng cao hơn người còn lại, điều đó cho thấy ngực của người phụ nữ nhạy cảm hơn với các thụ thể hoóc môn.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn đưa ra một ví dụ khác: “Nếu bạn đi bơi, đến phòng tắm hơi, nhìn thấy ngực của cô gái bên cạnh chảy xệ, bạn cũng đừng cười cô ấy, bởi vì cô ấy có nguy cơ ung thư vú thấp hơn bạn rất nhiều, bởi vì mô vú của cô ấy đại bộ phận đã biến thành chất béo, ngược lại sẽ không bị ung thư”.
Bác sĩ Châu Xuân Bình, của Khoa Chẩn đoán X quang Tổng quát Cao Hùng cũng chia sẻ trên trang web chính thức của "Hiệp hội Y học X quang Cộng hòa Trung Quốc": Một số phụ nữ lầm tưởng rằng ngực to dễ bị ung thư vú hơn và ngực nhỏ không dễ bị ung thư vú, nhưng bất kể vú có hình dạng và kích thước nào, cho con bú hay không, đều có thể bị ung thư vú.
Những phụ nữ có mật độ vú dày đặc có nguy cơ mắc ung thư vú cao.
Bác sĩ Châu Xuân Bình chỉ ra rằng, mật độ ung thư vú dựa trên tỉ lệ mô vú và chất béo, theo mật độ vú có thể chia thành 4 loại:
- A: Hầu hết là mô mỡ
- B: Rải rác các vùng mật độ xơ tuyến
- C: Mật độ đặc không đồng nhất (Có thể che lấp những khối u nhỏ)
- D: Mật độ rất đặc (Làm giảm độ nhạy của phim)
Thuật ngữ “Mật độ vú dày đặc” chỉ những trường hợp type C và D. Hai trường hợp này có tỷ lệ mô vú cao và một lượng nhỏ mô mỡ.
Cùng với tuổi tác, các tuyến vú bị thoái hóa và các mô mỡ sẽ dần thay thế các tuyến vú, trở thành hai loại đầu tiên. Theo thống kê từ các chuyên gia y tế công cộng, mật độ ung thư vú đặc, nguy cơ mắc ung thư vú cao, gấp khoảng 2 đến 3 lần so với ung thư vú có lượng mô mỡ lớn.