Cập nhật COVID-19 ngày 18/3: Người khỏi COVID-19 có thể bị tổn thương phổi kéo dài tới 15 năm 

Ngày 18/03/2020 11:05 AM (GMT+7)

Khoa Y học Chăm sóc Chuyên sâu của Anh cho biết một số bệnh nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng có thể sẽ bị tổn thương phổi và mất tới 15 năm mới có thể chữa lành.

Người khỏi COVID-19 có thể bị tổn thương phổi kéo dài tới 15 năm 

Bệnh nhân mắc COVID-19 nặng sau khi khỏi có thể bị tổn thương phổi tới 15 nămKhoa Y học Chăm sóc Chuyên sâu (FICM), cơ quan chuyên môn của Vương quốc Anh dành cho các bác sĩ và bác sĩ chăm sóc tích cực nhấn mạnh rằng nhiều bệnh nhân COVID-19 phải chăm sóc đặc biệt đã phát triển một tình trạng gọi là hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS). 

Cập nhật COVID-19 ngày 18/3: Người khỏi COVID-19 có thể bị tổn thương phổi kéo dài tới 15 năm  - 1

FICM nhấn mạnh rằng nhiều bệnh nhân COVID-19 nghiêm trọng có thể mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS). Ảnh: Getty

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS), hội chứng ARDS ngăn cản phổi cung cấp đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Theo NHS, khi COVID-19 tấn công phổi, niêm mạc phổi sẽ bị viêm. Tình trạng viêm này sau đó có thể gây ra hội chứng ARDS.Mặc dù phổi của những người sống sót sau khi mắc COVID-19 có thể trở lại "dường như bình thường" sau 6 tháng với các vấn đề tối thiểu như khả năng tập thể dục yếu.

Tuy nhiên, những người đã phát triển thêm hội chứng ARDS có thể "mất 15 năm để phổi của họ phục hồi", FICM cho biết.ARDS là thủ phạm của 10% số trường hợp phải vào khoa chăm sóc đặc biệt ở Anh.

Michael Matthay, một chuyên gia về căn bệnh này cũng cho biết ARDS có tỷ lệ tử vong từ 30% đến 40%. Tỷ lệ tử vong này cũng đã được đề cập trong một bài báo năm 2015 được công bố tại Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ.

"Không có cách điều trị cụ thể nào ngoài việc cho bệnh nhân dùng thuốc an thần và sử dụng máy thở cơ học để giúp họ hồi phục", Matthay cho hay. "Những người sống sót sẽ bị giới hạn khả năng vận động đáng kể và cuộc sống cũng bị ảnh hưởng do sự suy mòn và yếu cơ.

"Một nghiên cứu được công bố ngày 13/3 trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy những người lớn tuổi mắc COVID-19 là nhóm có khả năng mắc hội chứng ARDS cao nhất có thể là do họ có đáp ứng miễn dịch yếu hơn.

Chú chó ở Hồng Kông - trường hợp động vật đầu tiên dương tính với virus corona chủng mới đã qua đời

Chú cún thuộc giống Pomeranian của bệnh nhân mắc COVID-19 - trường hợp động vật đầu tiên dương tính với virus corona chủng mới đã bị cách ly bắt buộc kể từ ngày 26/2 và được trở về nhà vào ngày 14/3. 

Cập nhật COVID-19 ngày 18/3: Người khỏi COVID-19 có thể bị tổn thương phổi kéo dài tới 15 năm  - 2

Chú chó thuộc giống Pomeranian là trường hợp động vật đầu tiên dương tính với virus corona chủng mới. Ảnh: Facebook

Người phát ngôn của Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Cục Bảo tồn (AFCD) của thành phố cho biết chủ nhân của chú chó đã thông báo nó đã qua đời vào ngày 16/3. Chủ sở hữu của chú chó cũng nói rằng cô không muốn tiến hành khám nghiệm tử thi cho thú cưng để tìm nguyên nhân cái chết.

Trước đó, chú chó đã trải qua nhiều lần kiểm tra gồm 5 xét nghiệm lấy mẫu từ mũi và miệng. Các kết quả đều dương tính yếu với virus corona chủng mới. Đến ngày 12 và 13/3, các kết quả xét nghiệm mới cho thấy chú chó âm tính với virus corona chủng mới và được trở về nhà. 

Được biết chủ sở hữu của chú chó là một phụ nữ 60 tuổi, được xác nhận mắc COVID-19 và nhập viện vào ngày 25/2. Cô đã hồi phục và trở về nhà vào ngày 8/3. 

WHO xem xét ban hành “biện pháp phòng ngừa trong không khí” đối với nhân viên y tế

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang xem xét ban hành “biện pháp phòng ngừa trong không khí” đối với các nhân viên y tế sau khi một nghiên cứu cho thấy virus corona chủng mới có thể tồn tại trong không khí trong một số môi trường nhất định.

Cập nhật COVID-19 ngày 18/3: Người khỏi COVID-19 có thể bị tổn thương phổi kéo dài tới 15 năm  - 3

Các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân tại Vũ Hán. Ảnh: AFP.

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, chuyên gia dịch tễ học của WHO cho biết, virus này lây truyền qua các giọt bắn hoặc dịch lỏng khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Khi thực hiện liệu pháp khí dung (biện pháp giúp điều trị tại chỗ các bệnh lý đường hô hấp), virus có thể tồn tại trong không khí lâu hơn.

Do đó, bà Maria Van Kerkhove cho rằng "điều quan trọng là các nhân viên y tế phải có biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc bệnh nhân cũng như khi thực hiện liệu pháp đó". Các quan chức y tế thế giới cũng cho biết virus corona chủng mới có thể lơ lửng trong không khí tùy thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm. Các quan chức y tế cũng khuyến cáo nhân viên y tế đeo mặt nạ N95 để phòng ngừa. 

Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng vắc xin phòng virus corona chủng mới

Theo People’s Daily, các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học quân y Trung Quốc thuộc Quân Giải phóng nhân dân (PLA) sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu của vắc xin ngừa virus corona chủng mới trong tuần này.

Theo đó, giai đoạn 1 của thử nghiệm lâm sàng là kiểm tra xem vắc xin liệu có an toàn trên người hay không. Sẽ có 108 người tham gia vào thử nghiệm này, kéo dài từ 16/3 tới 31/12. Thử nghiệm sẽ được thực hiện bởi Học viện Khoa học quân y và Công ty công nghệ sinh học CanSino Biologics.

Các chuyên gia tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết khó có khả năng có văcxin được thử nghiệm đầy đủ và phê duyệt để tung ra thị trường từ giờ cho đến giữa năm sau.

Cập nhật COVID-19 ngày 18/3: Người khỏi COVID-19 có thể bị tổn thương phổi kéo dài tới 15 năm  - 4

Trung Quốc sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu của vắc xin ngừa virus corona chủng mới trong tuần này. Ảnh: The Hill

Thuốc chống virus của Cuba có hiệu quả điều trị virus corona chủng mới

Thuốc chống virus corona có tên gọi Interferon Alfa 2B do Cuba sản xuất đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng virus SARS-CoV-2 gây ra.

Báo Granma đưa tin Trung Quốc đã sử dụng loại thuốc trên của Cuba trong việc điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19. Loại thuốc này đã cho thấy có hiệu quả khi góp phần giúp trên 1.500 bệnh nhân bình phục.

Cập nhật COVID-19 ngày 18/3: Người khỏi COVID-19 có thể bị tổn thương phổi kéo dài tới 15 năm  - 5

Thuốc Interferon Alfa 2B có khả năng kiềm chế sự nhân lên của virus trong tế bào và được Trung Quốc dùng để điều trị bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: Radio Rebelde

Cũng theo báo Granma của Cuba, Interferon Alfa 2B có khả năng kìm hãm sự nhân lên của virus trong tế bào nên cũng được sử dụng trong việc điều trị các loại ung thư khác nhau, cũng như các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV và sốt xuất huyết.

Cuba là nước phát triển Interferon Alfa 2B đầu tiên và dùng thuốc này để khống chế sự bùng phát chết người của virus sốt xuất huyết vào năm 1981.

Cập nhật COVID-19 ngày 10/3: Virus corona chủng mới có thể lan xa 4,5 m theo nghiên cứu của TQ
Theo nghiên cứu của các nhà dịch tễ học Trung Quốc, chủng mới của virus corona (gọi là SARS-CoV-2) có thể tồn tại trong không khí ít nhất 30 phút và...
Hoàng Dương (Dịch từ SCMP)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19