Cập nhật COVID-19 ngày 26/3: Tê tê có thể không phải vật chủ truyền virus corona chủng mới cho người

Ngày 26/03/2020 14:26 PM (GMT+7)

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy tê tê có thể không phải là vật chủ lây truyền virus corona chủng mới sang con người như các khẳng định ban đầu.

Tê tê có thể không phải vật chủ lây truyền virus corona chủng mới sang con người

Theo SCMP đưa tin, các nhà khoa học Trung Quốc cũng khẳng định thêm rằng các nghiên cứu nên tập trung vào những loài động vật hoang dã có cùng môi trường sống.

Cập nhật COVID-19 ngày 26/3: Tê tê có thể không phải vật chủ truyền virus corona chủng mới cho người - 1

Tê tê có thể không phải là vật chủ lây nhiễm virus corona chủng mới sang con người. Ảnh: Imaginechina

Trước đó, tê tê – loài động vật có vú đang có nguy cơ tuyệt chủng bị nghi ngờ là vật chủ trung gian lây truyền virus corona chủng mới. Nhận định này được đưa ra sau khi một số nghiên cứu khoa học nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa SARS-CoV-2 và các loại virus tương tự được tìm thấy trong loài động vật này.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu từ Đại học Vân Nam, Trung Quốc do chuyên gia Zhang Zhigang dẫn đầu nói với tạp chí Science Daily rằng bằng chứng cho thấy những điểm tương đồng di truyền này không vượt qua ngưỡng 99% - ngưỡng cần thiết để khiến virus lây từ tê tê sang con người.

Ông Zhang cho biết các động vật như dơi và tê tê được biết đến là vật chủ tự nhiên của các loại virut tương tự Sars-CoV-2, nhưng vật chủ tự nhiên thường không thể truyền virus cho người. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu cần xác định vật chủ trung gian giúp virus được truyền đi.

"Điều quan trọng hiện nay là xác định vật chủ trung gian, virus đã truyền từ động vật sang con người ở nơi nào? Tại sao dịch bệnh lại bùng phát ở Vũ Hán? Những câu hỏi này là hướng đi chính cho những nghiên cứu khoa học tương lai”. Ông Zhang nói.

Virus corona chủng mới lây lan mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi xâm nhập cơ thể người

Theo tờ SCMP, nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi phó giáo sư Kelvin To Kai-wang, làm việc tại Khoa vi sinh của Đại học Hồng Kông cho biết, virus corona chủng mới gây ra đại dịch COVID-19 có thể lây lan mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi xâm nhập vào cơ thể người. Điều này cũng phần nào giải thích được nguyên nhân khiến virus này lây lan nhanh chóng như vậy.

Cập nhật COVID-19 ngày 26/3: Tê tê có thể không phải vật chủ truyền virus corona chủng mới cho người - 2

Một nhân viên y tế kiểm tra CT scan tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Các nhà khoa học đã nghiên cứu mẫu nước bọt của 23 bệnh nhân mắc COVID-19 trong độ tuổi 35-75 tại 2 bệnh viện lớn của Hồng Kông. Kết quả cho thấy lượng virus có trong máu người bệnh xuất hiện nhiều nhất trong 7 ngày đầu tiên nhiễm virus và giảm dần mật độ vào thời gian sau đó.

Đặc biệt, virus corona chủng mới có thể tồn tại trong cơ thể bệnh nhân là người cao tuổi trong gần 1 tháng. Điều này phần nào lý giải vấn đề vì sao người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người tử vong vì dịch bệnh. “Vì vậy, có thể cần cách ly những người nghi nghiễm COVID-19 trong thời gian lâu hơn (thay vì 14 ngày)”, ông Kelvin To Kai-wang cho biết.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, để giữ an toàn cho y bác sĩ, nên xét nghiệm qua mẫu nước bọt thay vì lấy mẫu xét nghiệm sâu trong mũi hoặc họng vì có thể làm bệnh nhân bị ho, hắt hơi và khiến dịch chứa virus bắn vào người lấy mẫu.

Kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Hồng Kông đã được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet.

Hình ảnh rõ ràng nhất về virus corona chủng mới tấn công làm chết tế bào người

Theo IFL Science, các hình ảnh chụp do kính hiển vi điện tử chuyên dụng ghi lại và được tô màu tại cơ sở nghiên cứu tích hợp của NIAID ở Fort Detrick, bang Maryland, Mỹ. 

Theo NIAID, các hình ảnh cho thấy hàng trăm virus SARS-CoV-2 (cấu trúc giống như chấm nhỏ) bám dày đặc trên bề mặt tế bào người. Tế bào này được lấy từ một bệnh nhân người Mỹ mắc COVID-19 khi nó đang trong tình trạng apoptosis, hay còn gọi là chết tế bào. 

Cập nhật COVID-19 ngày 26/3: Tê tê có thể không phải vật chủ truyền virus corona chủng mới cho người - 3

Virus (màu vàng) xâm nhập, nhân bản đến một mức độ sẽ khiến tế bào người chết rụng (màu xanh), từ đó giải phóng ra ngoài vô số virus.

Cập nhật COVID-19 ngày 26/3: Tê tê có thể không phải vật chủ truyền virus corona chủng mới cho người - 4

Virus corona chủng mới được tô màu tím, bám chặt vào tế bào người màu xanh.

Từ hình ảnh cho thấy SARS-CoV-2 thực tế là một dạng hạt siêu nhỏ chứa chuỗi di truyền ARN ở giữa và có lớp màng lipid và protein gai bọc bên ngoài. Chúng có đường kính chỉ 120 - 160 nanomet, nên quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi quang học và chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi điện tử. Loại kính hiển vi này thay vì sử dụng ánh sáng như mắt của chúng ta, kính hiển vi điện tử sử dụng các điện tử để chụp ảnh, quét một mẫu vật bằng chùm tia điện tử và ghi lại những gì phản xạ lại. 

Mỗi chủng virus Corona lại có lớp protein gai khác nhau và cơ chế lây nhiễm cũng như độc tính khác nhau. SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào phổi thông qua thụ thể ACE2, giải phóng mã di truyền ARN, chiếm quyền điều khiển của tế bào chủ, từ đó nhân bản ra vô số virus giống hệt nó.

Cuối cùng, đến một mức độ nào đó tết bào chủ sẽ bị quá tải và tự chết, khiến virus tràn ra ngoài và lây lan sang các tế bào mới. Đây là một phần của quá trình bạn nhìn thấy trong những hình ảnh mới này. 

Cập nhật COVID-19 ngày 26/3: Tê tê có thể không phải vật chủ truyền virus corona chủng mới cho người - 5

Cập nhật COVID-19 ngày 26/3: Tê tê có thể không phải vật chủ truyền virus corona chủng mới cho người - 6

Cập nhật COVID-19 ngày 26/3: Tê tê có thể không phải vật chủ truyền virus corona chủng mới cho người - 7

Phát hiện tác động mới đáng sợ của COVID-19 lên quý ông
Nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy rất cần "quản lý căng thẳng" trong thảm họa như COVID-19, nếu không nó có thể làm thay đổi tinh trùng của nam giới và...
Hoàng Dương (Dịch từ ILF)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19