Chế độ ăn uống đúng cách giành cho người đau dạ dày

Ngày 26/03/2015 08:00 AM (GMT+7)

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương tại chỗ niêm mạc dạ dày tá tràng mà cơ chế chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày làm cho niêm mạc dạ dầy bị tổn thương và đồng thời cũng chính acid này làm cho vết thương khó lành và ngày càng loét sâu.

Một chế độ ăn uống hợp lý cho người bị viêm loét dạ dầy hành tá tràng có thể làm giảm tiết acid và giảm tác dụng của acid dạ dày đã tiết ra lên niêm mạc dạ dày, Bảo vệ niêm mạc dạ dày, Nương nhẹ chức năng dạ dày ruột, phòng thiếu dinh dưỡng. Qua đó, giúp cho viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển chậm và chóng hồi phục hơn.

Chế độ ăn uống đúng cách giành cho  người đau dạ dày - 1

1. Các loại thức ăn nên dùng với người viêm loét dạ dày tá tràng

-  Các thức ăn có tác dụng giảm tiết dịch vị: Chất ngọt (Đường, bánh, mứt, kẹo, mật ong, chè), chất béo (Dầu thực vật ăn sống với lượng ít, bơ)

-  Thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, các loại khoai ninh nhừ. Những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.

-  Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày. Sữa nên uống sữa nóng; trứng nên ăn dạng hấp hoặc cho vào cháo, một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần

-   Các thực phẩm giàu đạm như : Thịt nạc, cá nạc. nên dùng dưới dạng luộc, hấp, kho, om thì dễ tiêu hóa và hấp thu

-  Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét

Chế độ ăn uống đúng cách giành cho  người đau dạ dày - 2

-  Rau củ tươi, hoa quả sẽ cung cấp lượng Vitamin A, B, C có tác dụng làm lành chỗ loét.  Các loại rau củ non, đặc biệt họ cải (cải bắp, củ cải, rau cải) có chứa vitaminU giúp chóng liền các vết thương đường tiêu hóa. Các loại rau củ phải ăn chín.

-  Dầu ăn sống với số lượng ít (5-10ml/bữa) có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị. Nên chọn các loại dầu chế biến từ các loại hạt như dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…

- Người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng nên dùng các thức uống như: nước lọc, nước khoáng,  nước chè loãng.

-  Sữa chua nhằm bổ sung vi khuẩn có ích BB12 giúp tăng axit luminal, tiết ra protein diệt khuẩn và ức chế các vi khuẩn có hại, làm giảm sự phát triển, sự bám dính của các loại vi khuẩn như Ecoli, Yersinia và nhất là vi khuẩn HP.

2. Thức ăn không nên dùng cho người viêm loét dạ dày hành tá tràng

-  Thực phẩm có độ axit cao, đồ chua: Bún, dưa cà muối, hành muối, quả chua (như chanh, cam, bưởi), sữa chua (ăn quá nhiều, ăn lúc đói), vitamin C, giấm, mẻ, tương ớt...;

-  Kiêng uống các đồ uống có vị chua: nước chanh, nước mơ, nước dứa vì chúng có tính kích thích dạ dày tiết dịch axít, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết thương khó lành.

-  Các loại đồ uống có cồn cũng làm tăng nồng độ axít trong dạ dày khiến chỗ viêm loét nặng thêm.

-  Uống nước có gas sẽ sinh khí trong dạ dày, làm phình trướng nên dễ bục dạ dày nếu vết loét nặng.

-   Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành...

-   Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, càphê đặc, trà...

-   Các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc...

-   Gia vị: giấm ớt, tỏi, hạt tiêu quá cay, chất thơm... kích thích niêm mạc dạ dày

-   Các loại thức ăn nguội chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích)

-         Hạn chế đồ chiên xào, rán, nướng, trộn nộm vì chúng khó tiêu hóa, đọng lại trong dạ dày lâu, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày

-         Những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ (rau già, măng, rau cần…), quả xanh sống, Quả khô, rau cần, hẹ, rau dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.

-         Những thức ăn sống, lạnh, mất vệ sinh, thức ăn đã biến chất có thể làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày hành tá tràng

Thực phẩm chức năng Vị Bảo Khang  có thành phần: Chè dây, Hương phụ, Hậu phát, Trần bì, Cam thảo, Mai mực, Lá khôi, Nghệ, Đại hoàng làm sạch khuẩn gây viêm loét, ung thư dạ dày; trung hòa và giảm tiết acid dịch vị và kích thích làm liền sẹo các ổ loét nhanh chóng

Chế độ ăn uống đúng cách giành cho  người đau dạ dày - 3

Vị Bảo Khang có công dụng:

Giúp tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch, tăng cường chức năng gan, đường tiêu hóa, nhuận gan, lợi mật.

Hỗ trợ điều trị các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, ợ chua, buồn nôn, cảm giác khó chịu ở dạ dày, đi ngoài phân không bình thường, viêm loét dạ dày, tá tràng, vùng dạ dày trướng đau, đau tức thượng vị, bụng đầy trướng, viêm loét dạ dày cấp và mãn tính.

Giúp bổ tỳ, tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Quy cách đóng gói: Hộp 60 viên nang

Liều dùng:

Người lớn 2 viên/ lần/ ngày ( 2 - 3 lần/ ngày)

Trẻ em: 1 viên/ lần ( 2 - 3 lần/ ngày)

Uống sau bữa ăn 30 phút. Dùng liên tục 10 - 15 ngày

Nhà sản xuất: CT TNHH ĐTKD Hương Hoàng

Nhà Phân Phối: Công ty CPDP Trang Minh

Tổng đài tư vấn sức khỏe: 0938 744 775

Website: http://vibaokhang.com

Nguồn: [Tên nguồn].

Tin bài cùng chủ đề Đau dạ dày