Phát hiện ra mảng vỡ và thi thể các nạn nhân đã hé lộ tia hy vọng sáng tỏ hàng loạt nghi vấn xung quanh chiếc máy bay QZ8501 xấu số của hãng hàng không AirAsia.
1. Tại sao máy bay gặp nạn?
Đó là câu hỏi đáng giá triệu đô la. Tai nạn xảy ra khi nào, không ai biết. Chiếc Airbus A320 sẽ phải mất cả tháng dài điều tra lý do mất liên lạc với kiểm soát không lưu.
Theo dự đoán ban đầu, khi gặp thời tiết xấu, phi công đã yêu cầu được nâng độ cao nhưng không được cho phép. Một chuyên gia hàng không cho biết, chính vì máy bay bay chậm khoảng 160 km/h trong thời tiết giông bão là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn.
Các nhà phân tích cũng cho biết thêm, phi công có thể không nhận được thông tin từ hệ thống trong buồng lái về vị trí máy bay hoặc mưa đá đã làm hư hỏng động cơ. Chìa khóa để giải đáp mọi nghi vấn hiện tại chỉ là chiếc hộp đen.
"Cho đến khi chúng tôi nhận được hộp đen, chúng ta sẽ biết những gì xảy ra với QZ8501", Bill Savage, một cựu phi công với 30 năm kinh nghiệm, trả lời trên CNN.
2. Làm thế nào để tìm kiếm thi thể?
Tìm kiếm thi thể nạn nhân là ưu tiên hàng đầu của lực lượng cứu hộ. Máy bay trực thăng mang theo thợ lặn sẽ tìm kiếm thi thể và các mảnh vụn nổi trên biển.
Được biết, biển Java có độ sâu 43m và phải mất 1 tuần hoặc 10 ngày để lực lượng cứu hộ thực hiện xong công việc của mình.
3. Nhận dạng thi thể?
Bệnh viện ở thành phố Surabaya, Indonesia đã chuẩn bị sẵn sàng để xác nhận danh tính nạn nhân tìm thấy ở ngoài khơi bờ biển Borneo. Khi đó, nhân thân sẽ mang ảnh của các nạn nhân và cung cấp mẫu DNA cho cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, việc tìm kiếm và xác định 162 người trên máy bay là một nhiệm vụ lớn và có thể họ sẽ không tìm thấy tất cả.
4. Một số thi thể không mặc áo phao
Ông Mary Schiavo, cựu quan chức Bộ Giao thông Mỹ cho biết, từ lúc chuyến bay QZ8501 gặp nạn cho đến khi rơi xuống biển diễn ra trong thời gian cực nhanh. Các hành khách không có đủ thời gian để ứng phó là điều dễ hiểu. Đó là lý do vì sao một số thi thể tìm thấy không mặc áo phao.
5. Liệu có hành khách nào sống sót?
Trong quá khứ, đã có người sống sót sau vụ tai nạn hàng không, chuyên gia Deborah Hersman, chủ tịch Hội đồng an toàn quốc gia; cựu chủ tịch Ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ cho biết. Tuy nhiên, cơ hội sống sót của những người trên chuyến bay QZ8501 vô cùng khó.
6. Trục vớt mảnh vỡ thế nào?
Các mảnh vỡ tìm thấy tại eo biển Karimata, khoảng 110 hải lý về phía Tây Nam thành phố Pangkalan Bun, Indonesia và cách điểm cuối cùng QZ8501 phát tín hiệu 6 dặm (gần 10km).
Thợ lặn và tàu với thiết bị hiện đại đã được cử đến hiện trường. Do địa điểm các mảnh vỡ xuất hiện rất gần nơi máy bay mất tích, có thể máy bay đã không bị vỡ trên không và rơi xuống mặt nước trong tình trạng nguyên vẹn. Trong khi đó, biển Java khá nông khoảng nên các mảnh vỡ lớn có thể sẽ không trôi xa trước khi chìm xuống đáy biển.
Những mảnh vỡ này sẽ tạo thuận lợi cho việc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn
7. Các mảnh vỡ cho thấy điều gì?
Cửa thoát hiểm, một số áo phao, máng trượt... được tìm thấy tại hiện trường cho biết, phi hành đoàn QZ8501 đã không kịp thực hiện thao tác thoát hiểm.
"Trong nhiều trường hợp, dụng cụ cứu hộ được bung ra khi máy bay bị vỡ trong nước", một chuyên gia hàng không cho biết.
8. Phải làm gì tiếp theo cho thân nhân?
Nhận tin máy bay mất tích, chứng kiến thi thể nổi lên mặt nước được trục vớt là 2 nỗi khiếp sợ đối với các thân nhân. Được biết, đã không ít người khụy xuống, phải đưa vào bệnh viện bằng cáng.
Cách thông báo tin tức cho người nhà nạn nhân cũng là một điều quan trọng bởi họ đang phải chịu đựng nỗi đau kinh hoàng. Tin tức cần phải được duy trì một cách chính xác và kịp thời bởi các gia đình từng giây, từng phút đón nhận hình ảnh đau buồn trên báo chí.
9. Máy bay cất cánh sớm 2 giờ?
Chuyến bay QZ8501 đã khởi hành sớm trước 2 giờ đồng hồ, điều này chưa từng xảy ra ở Mỹ nhưng không có nghĩa là không phổ biến ở các quốc gia khác.
"Câu hỏi của tôi là tại sao? Họ đang cố gắng đánh bại thời tiết?", chuyên gia Mary Schiavo đặt câu hỏi.
10. Máy bay Airbus A320 có an toàn không?
Dòng máy bay Airbus A320 vận tải hành khách thương mại tầm ngắn đến tầm trung do hãng Airbus S.A.S. chế tạo. Các phiên bản của dòng máy bay này gồm có A318, A319, A320, và A321, cũng như máy bay phản lực kinh doanh ACJ.
Xuất xưởng lần đầu vào năm 1988, dòng máy bay A320 đã đi tiên phong trong việc sử dụng các hệ thống kiểm soát bay điều khiển bằng điện kết hợp máy tính (fly-by-wire) kỹ thuật số. Với hơn 4.600 chiếc thuộc dòng A320 đã được chế tạo, đây là dòng máy bay phản lực bán chạy thứ hai từ trước đến nay, chỉ xếp sau đối thủ cạnh tranh hàng đầu của dòng máy bay này là Boeing 737.
Máy bay A320 có thành tích an toàn khá tốt, chỉ 0,14 vụ tai nạn chết người trên mỗi 1 triệu lần cất cánh.