4 bài toán học sinh giải đúng giáo viên bảo sai, phụ huynh bực bội "thầy nên học lại bài"

Ngày 04/06/2020 14:42 PM (GMT+7)

Nhiều bài toán của học sinh tiểu học đăng tải lên mạng gây ra những cuộc tranh cãi nảy lửa, trong đó có những bài học sinh làm đúng nhưng cô giáo chấm sai.

1. Bài toán điền vào chỗ trống

Tháng 9/2019, một diễn đàn lan truyền bài toán của học sinh tiểu học gây tranh cãi. Cụ thể bài toán như sau: 

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) Số liền sau của 46 là... (đáp án học sinh: 47; đáp án thầy giáo: 45)

b) Số liền sau của 73 là... (đáp án học sinh: 74; đáp án thầy giáo: 72)

c) Số liền trước của 81 là... (đáp án học sinh: 80; đáp án thầy giáo: 82)

d) Số liền trước của 1 là... (đáp án học sinh: 0; đáp án thầy giáo: 2)

4 bài toán học sinh giải đúng giáo viên bảo sai, phụ huynh bực bội amp;#34;thầy nên học lại bàiamp;#34; - 1

Đây là bài toán không hề hóc búa hay dùng mẹo mà hết sức đơn giản, ai nhìn vào cũng biết được kết quả. Trong hình ảnh đăng tải, rõ ràng học sinh đã trả lời đúng nhưng giáo viên gạch sai và đưa ra đáp án khác.

Ngay sau đó, bài toán gây nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng, đặc biệt là những phụ huynh có con đang đi học. Thậm chí, một phụ huynh còn bức xúc: "Thầy cũng phải học lại bài "số liền trước, số liền sau" ngay đi";... Bên cạnh đó, cũng có người hoài nghi đây có phải bài toán do thầy cô chấm không vì bài đăng không ghi rõ thông tin.

2. Bài toán tính nhanh

Mới đây, một bài toán trên mạng tính nhanh trên mạng đã gây tranh cãi về tính đúng sai. Đề bài ra với dãy: 66 - 6 + 7 + 23 - 18 + 2.

Trong bức ảnh được đăng tải, học sinh thực hiện quy tắc tính toán từ trái qua phải và cho ra kết quả là 74. Trong khi đó, cô giáo đưa ra đáp án khác, giáo viên chỉ ra cách tính đúng bằng cách gộp các số đưa ra kết quả chẵn.

4 bài toán học sinh giải đúng giáo viên bảo sai, phụ huynh bực bội amp;#34;thầy nên học lại bàiamp;#34; - 2

Trả lời trên báo Vietnamnet, thầy Nguyễn Cao Cường (giáo viên chuyên luyện thi môn Toán ở Hà Nội) cho rằng trong trường hợp này học sinh đã trả lời đúng còn phần gạch đỏ của cô giáo là sai. 

"Trong biểu thức chỉ có cộng và trừ thì chúng ta phải thực hiện từ trái qua phải. Lỗi sai ở đây là cô giáo gộp để tính nhau nhưng nếu phía trước có dấu trừ phải đổi dấu khi đưa vào ngoặc kép. Kết quả đúng ở đây phải là: (66-6) + (7+23) - (18-2)=74", thầy Cường chỉ rõ. 

Tuy nhiên, nhiều người đặt nghi vấn đây liệu có phải là các giáo viên có nghiệp vụ sư phạm không hay chỉ là "tạo tình huống giả định" rồi gắn cho cô giáo.

"Tính xác thực của hình ảnh cần xem lại vì nếu phụ huynh học sinh đưa lên thì cần phải đưa đầy đủ tên trường và lớp. Còn nếu đây là hình thật thì cô giáo đã sai hoàn toàn trong trường hợp này", một người dùng mạng bình luận.

3. Bài toán rót dầu của học sinh lớp 1

Tháng 5/2019, một phụ huynh chụp ảnh bài toán lớp 1 của con mình đăng lên mạng xã hội để tìm ra đáp án chính xác nhất.

Bài toán như sau: "Có hai thùng dầu. Sau khi người ta đổ 5 lít dầu từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai, số dầu ở hai thùng bằng nhau. Hỏi lúc đầu, thùng thứ nhất có nhiều hơn thùng thứ hai bao nhiêu lít dầu".

4 bài toán học sinh giải đúng giáo viên bảo sai, phụ huynh bực bội amp;#34;thầy nên học lại bàiamp;#34; - 3

Với bài toán này, học sinh đưa ra là 10l. Nhưng cô giáo gạch sai và điền đáp án khác là 5l.

Sau khi đăng tải, cộng đồng mạng lập tức chia làm 2 phe: 1 phe bênh vực và cho rằng cô giáo đúng, phe còn lại phản đối và khẳng định học sinh không sai.

Tham khảo ý kiến của cô giáo Diệu Linh (hiện đang là giáo viên 1 trường Tiểu học Tư thục ở Hà Nội), cô khẳng định cô giáo đã chấm sai và đáp án của học sinh là đúng. Theo cô Linh, để giải bài toán này, học sinh nên vẽ sơ đồ là có thể nhìn ra ngay đáp án.

4 bài toán học sinh giải đúng giáo viên bảo sai, phụ huynh bực bội amp;#34;thầy nên học lại bàiamp;#34; - 4

Trong đó đoạn màu đỏ là số dầu chuyển từ thùng 1 sang thùng 2 để 2 thùng có số dầu bằng nhau. Như vậy có thể dễ dàng thấy ban đầu, thùng 1 có nhiều hơn hơn thùng 2 10l dầu.

4. Bài toán 8 - 3 + 3 = ?

Màn tranh luận của dân mạng "cô đúng hay trò đúng" xuất phát từ phép tính cộng trừ tưởng như vô cùng đơn giản.

Đề bài được đưa ra rất cụ thể thế này: Kết quả của phép tính 8 - 3 +3 =?

4 bài toán học sinh giải đúng giáo viên bảo sai, phụ huynh bực bội amp;#34;thầy nên học lại bàiamp;#34; - 5

Học sinh đưa ra đáp án là 8, nhưng người chấm lại gạch đi và cho rằng kết quả đúng phải là 2 kèm lời phê "Con chưa hiểu bài". Và sự nhầm lẫn của người chấm bài đã tạo nên cuộc tranh cãi khá rôm rả trên mạng xã hội.

Nhiều người khẳng định trong trường hợp này cô giáo đã sai bởi nguyên tắc nhân chia trước, cộng trừ sau không có nghĩa cộng rồi mới đến trừ mà trong tính toán, nhân, chia được ưu tiên trước. Nếu cùng là nhân, chia, hoặc cộng, trừ, phép tính được thực hiện từ trái qua phải. Như vậy, đáp án được đưa ra ban đầu bằng 8 là đúng.

Cô Thu Phương, giáo viên tiểu học ở Vũng Tàu, khẳng định đáp án học sinh đưa ra 8 - 3 + 3 = 8 là đúng. Cô giải thích "nhân chia trước, cộng trừ sau" là cách nói vắn tắt và có thể khiến một số người hiểu nhầm. Tuy nhiên, cô Phương nghi ngờ tính xác thức của bức ảnh bởi không ghi rõ địa điểm, tên trường lớp. 

Bài toán 4x5 khác 5x4 khiến dân mạng bùng nổ tranh cãi: Học trò sai hay cô giáo máy móc?
Có những phép tính và bài toán tưởng như đơn giản nhưng đáp án đôi khi không như chúng ta nghĩ.
Hà Anh (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những bài toán gây tranh cãi