6 sai lầm thường gặp khi chọn mua và bảo quản đồ ăn, vừa tốn nhiều tiền vừa "rước họa"

Minh Khuê - Ngày 11/10/2021 06:58 AM (GMT+7)

Nếu bạn đang mắc 1 trong 6 sai lầm thường gặp khi chọn mua và bảo quản đồ ăn dưới đây thì hãy thay đổi ngay lập tức, nếu không muốn tốn tiền mà còn “rước họa” vào thân. 

Đi siêu thị và mua sắm thực phẩm cho cả tuần là cách chị em nội trợ áp dụng để tiết kiệm thời gian đi chợ mỗi ngày. Tuy nhiên, khi mua nhiều đồ ăn, việc chọn lựa và bảo quản chúng trở nên vô cùng quan trọng, nếu không biết cách chọn mua và bảo quản đồ ăn hợp lý sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ, vừa tốn tiền vừa ảnh hưởng sức khỏe.

Không phân biệt được “hạn sử dụng” và “ngày tốt nhất để sử dụng”

Một cuộc nghiên cứu ở Anh cho thấy khoảng 20% số lượng thực phẩm trên thị trường đã bị các bà nội trợ ném thẳng vào thùng rác vì sự nhầm lẫn hoặc vì sự giải thích sai lạc về “hạn sử dụng” và “ngày tốt nhất để sử dụng". Có đến 90% người Mỹ vứt đi những loại thực phẩm khi chúng chưa hết hạn, rõ ràng là vô tình lãng phí tiền bạc của mình.

6 sai lầm thường gặp khi chọn mua và bảo quản đồ ăn, vừa tốn nhiều tiền vừa amp;#34;rước họaamp;#34; - 1

Cần phân biệt “hạn sử dụng” và “ngày tốt nhất để sử dụng”. (Ảnh minh họa)

Cần phân biệt “hạn sử dụng” và “ngày tốt nhất để sử dụng”. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, use by date (hạn sử dụng) thường được dùng cho những sản phẩm dễ bị hỏng như sữa, phô mai, thịt, thủy hải sản, bánh mì... Tất nhiên, hạn sử dụng có nghĩa là “hạn sử dụng”, tức là người dùng nên sử dụng hết những loại thực phẩm này trước khi tới hạn mà nhà sản xuất khuyến cáo, vì các sản phẩm quá hạn sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Best before date/ Best before (sử dụng tốt nhất đến ngày) là loại hạn sử dụng thường thấy trên các sản phẩm đông lạnh, đồ hộp hoặc thức ăn khô, nói chung là các thực phẩm có thể để được lâu. Tức là trong thời gian này, sản phẩm sẽ có chất lượng tốt nhất và là thời điểm tuyệt vời nhất để sử dụng nó. Tuy nhiên, qua ngày này, độ tươi ngon của thực phẩm giảm dần nhưng vẫn có thể sử dụng được mà không bị ngộ độc.

Mua sản phẩm sữa chưa tiệt trùng

Sữa chưa tiệt trùng, các loại phô mai chưa tiệt trùng mặc dù có mùi vị thơm ngon hơn các loại sữa vô trùng khác nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng, khiến cơ thể mắc bệnh.

Sữa chưa tiệt trùng có nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng. (Ảnh minh họa)

Sữa chưa tiệt trùng có nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng. (Ảnh minh họa)

Các nhà khoa học tại Trung tâm Vì cuộc sống tương lai, Đại học Johns Hopkins (Mỹ) phát hiện ra rằng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua thực phẩm của việc uống sữa bò chưa được tiệt trùng là rất lớn. Cụ thể, những người uống sữa chưa qua xử lý có nguy cơ nhiễm bệnh từ thực phẩm cao gần gấp 100 lần so với những ai uống sữa tiệt trùng. Bởi vì tất cả sản phẩm sữa chưa tiệt trùng này có thể mang vi khuẩn truyền nhiễm như Listeria, E. coli và Brucella.

Các chuyên gia không khuyến khích việc dùng sữa chưa tiệt trùng, đặc biệt là ở các nhóm người dễ bị tổn thương như người cao tuổi, những người có hệ miễn dịch bị suy yếu, phụ nữ mang thai và trẻ em. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, mẹ hãy lựa chọn những sản phẩm sữa thanh trùng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Không bảo quản thực phẩm lạnh cùng nhau khi đi mua sắm

Rất nhiều gia đình có thói quen mua sắm thực phẩm đông lạnh tích trữ trong tủ lạnh để ăn dần, vì tính tiện dụng và khả năng bảo quản được lâu trong ngăn đông của chúng. Tuy nhiên, có một điều mà ít người biết là khi đi mua sắm, không nên coi nhẹ cách sắp xếp thực phẩm trong túi hàng của mình mà để thực phẩm đông lạnh cùng với các mặt hàng khác.  

Nguyên nhân là do trong tủ đông, tủ lạnh thường sản sinh ra một số loại vi khuẩn, nếu bỏ chung với các thực phẩm khác sẽ dẫn đến nguy cơ lây lan và làm hỏng thực phẩm không bỏ trong ngăn đông. Vì đây là phần ngăn được thiết kế riêng với nhiệt độ ổn định và tách biệt với các loại thực phẩm khác bên trong ngăn mát tủ lạnh, nhất là việc tránh lẫn mùi thực phẩm.

Không nên để thực phẩm đông lạnh cùng các thực phẩm khác trong giỏ hàng. (Ảnh minh họa)

Không nên để thực phẩm đông lạnh cùng các thực phẩm khác trong giỏ hàng. (Ảnh minh họa)

Để giúp thực phẩm của bạn an toàn hơn, hãy gói ghém các mặt hàng đông lạnh chung với nhau, tách riêng khỏi thực phẩm thông thường. Cách làm đó giúp giữ lạnh chúng tốt hơn, giảm nguy cơ thu hút vi khuẩn trong quá trình bạn vận chuyển thực phẩm từ siêu thị về nhà.

Mua quá nhiều trái cây và rau củ tươi

Hạn sử dụng của trái cây tươi và rau củ rất ngắn, nếu bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ gây mất nước, làm giảm lượng vitamin có trong trái cây rau củ tươi. Việc mua quá nhiều rau quả tươi tích trữ cuối cùng sẽ dẫn đến việc bạn phải bỏ chúng vào thùng rác, gây lãng phí thực phẩm.

Trong trường hợp cần mua một lượng lớn rau củ quả, hãy bảo quản chúng một cách hợp lý để giữ được chất lượng của thực phẩm trong thời gian lâu nhất. Với các loại rau củ, bạn không nên rửa sạch nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay liền. Sau đó, bạn chia rau củ với lượng vừa phải, rồi cho vào túi zip hoặc túi nilon (có lỗ thoát khí) và đặt vào ngăn rau quả của tủ lạnh. Vì ngăn này được thiết kế riêng biệt giúp duy trì nhiệt độ và độ ẩm tối ưu, làm cho rau củ trở nên tươi ngon hơn.

Trong trường hợp cần mua một lượng lớn rau củ quả, hãy bảo quản chúng một cách hợp lý. (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp cần mua một lượng lớn rau củ quả, hãy bảo quản chúng một cách hợp lý. (Ảnh minh họa)

Lưu trữ thịt sống ở kệ trên cùng của tủ lạnh

Việc sắp xếp thực phẩm hợp lý cũng giúp bạn sử dụng thực phẩm đúng cách và giảm thiểu tình trạng vứt bỏ lãng phí. Mỗi nhóm thực phẩm đều được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đối với rau củ thường được bảo quản bên trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 - 4 độ C.

Trong khi với thực phẩm tươi sống như hải sản, thịt và cá có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 1 - 3 độ C (nên sử dụng trong ngày, càng sớm càng tốt) hoặc ở ngăn đông -18 độ C (với thời gian sử dụng lâu hơn, từ 1 - 3 ngày). Nếu đặt thịt ở kệ dưới cùng, bạn sẽ loại bỏ được nguy cơ nước từ thịt chảy ra, dính vào thực phẩm khác. Ngược lại, thịt cất ở kệ trên cùng, đồ ăn có trong tủ lạnh sẽ bị “ô nhiễm” vì nước thịt sống rò rỉ. 

Thịt cất ở kệ trên cùng, đồ ăn có trong tủ lạnh sẽ bị “ô nhiễm” vì nước thịt sống rò rỉ. (Ảnh minh họa)

Thịt cất ở kệ trên cùng, đồ ăn có trong tủ lạnh sẽ bị “ô nhiễm” vì nước thịt sống rò rỉ. (Ảnh minh họa)

Không biết loại thực phẩm nào có nguy cơ rủi ro

Dù đều được bảo quản trong tủ lạnh nhưng có những loại thực phẩm lại có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn những loại khác. Điển hình nhất là vi khuẩn Listeria monocytogens, thường sinh sôi nảy nở trong tủ lạnh nhưng lại ít người biết đến. Vi khuẩn này sẽ bám vào thức ăn và xâm nhập vào đường ruột của con người gây ngộ độc.

Loại vi khuẩn này thường được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm như thịt (đặc biệt là thịt bò), trứng, thịt gia cầm, hải sản, các sản phẩm từ sữa, rau, kem,… Cách tốt nhất để loại bỏ chúng là chế biến chín kỹ các loại thực phẩm trong tủ lạnh. Thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh, sau khi lấy ra nên được làm nóng hoàn toàn trước khi ăn. Nếu là trái cây nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm sống và chín nên được tách riêng để tránh nhiễm trùng chéo.

Đây là 4 loại thực phẩm bẩn nhất ở chợ, chị em nên tránh xa dù có ngon đến đâu
Trong số 4 loại thực phẩm không đảm bảo vê sinh bày bán đầy ngoài các hàng quán, có rất nhiều món thường xuất hiện trong các bữa cơm của nhiều gia...

Tiêu dùng thông minh

Minh Khuê (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tiêu dùng thông minh