Đã 40 năm trôi qua nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn còn kéo dài đến tận hôm nay, biết bao con người vẫn phải sống trong nỗi đau do chất độc màu da cam để lại.
Ngày 30/4 đang đến gần, đánh dấu 40 năm kết thúc cuộc chiến tranh ác liệt ở Việt Nam, tuy nhiên những người phải chịu đựng vết thương về cả tinh thần và thể chất nghiệm trọng do chất độc màu da cam vẫn nhức nhối nỗi đau kéo dài đến tận hôm nay.
Ung thư và dị tật bẩm sinh đường hô hấp mà các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ đang gánh chịu có liên quan đến việc bị nhiễm chất diệt cỏ. Quân đội Mỹ đã rải hàng triệu lít chất độc da cam xuống khu rừng Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh nhằm lộ nơi ẩn náu của bộ đội.
40 năm sau khi chiến tranh kết thúc, nhiếp ảnh gia người Mỹ Damir Sagolj đã ghé thăm Việt Nam để gặp lại các nạn nhân chất độc màu da cam và ghi lại nhiều bức ảnh. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện đầy nhức nhối do chất độc màu da cam để lại.
Nếu bạn đi máy bay cất cánh từ sân bay Đà Nẵng, hãy nhìn qua cánh cửa máy bay, bạn sẽ nhìn thấy các tòa nhà với những bức tường màu vàng nằm cách xa khu dân cư. Đó là một vết sẹo xấu xí do cuộc chiến tranh Việt Nam để lại.
Quang cảnh tại sân bay Đà Nẵng, nơi Mỹ lưu trữ các thùng chất độc da cam để rải xuống các khu rừng Việt Nam
Đây là nơi lưu giữ những thùng chất độc màu gia cam của quân đội Mỹ để rải xuống các khu rừng làm rụng lá trên khắp đất nước Việt Nam. Giờ đây, 40 năm đã trôi qua, chính quyền địa phương vẫn đang nỗ lực khử chất độc hại tại khu vực này.
Khi tham dự một buổi lễ kỷ niệm, chúng ta dễ bị sa vào những bài diễn văn sáo rỗng kể tái hiện lại những gì diễn ra trước và sau cuộc chiến tranh. Vì thế, khi ngày kỷ niệm sắp tới, nhiếp ảnh gia Damir Sagolj vẫn muốn viết một câu chuyện về nỗi đau da cam.
Một số đồng nghiệp của ông cau mày hỏi: "Anh không tìm được cái gì mới mẻ hơn thay vì những câu chuyện đã được nói mãi à?".
20 năm trôi qua, nhiều người Việt Nam vẫn biết rất ít về tác hại kéo dài do chất độc màu da cam gây ra
Ông Damir Sagolj đáp lại: "Tôi đã từng được nghe một lời khuyên rất hay rằng không cần biết câu chuyện này đã được đề cập bao nhiêu lần và có bao nhiêu người đã nhắc đến nó, bạn hãy coi như bạn là người đầu tiên và duy nhất chứng kiến những câu chuyện này để kể về nó".
Ông đã cùng một đồng nghiệp người Việt Nam đi dọc đất nước trải dài hơn 1.500km từ Bắc tới Nam để tiếp xúc với các nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam.
Reuters dẫn lời từ Hiệp hội nạn nhân chất độc da cam dioxin (VAVA) cho biết, hơn 4,8 triệu người Việt Nam đã tiếp xúc với chất độc mà da cam trong chiến tranh và hơn 3 triệu người đã nhiễm chất độc chết người này.
Những đứa trẻ sinh ra khuyết tật cả thể chất, tinh thần
Nhiếp ảnh gia người Mỹ chia sẻ rằng, khi trò chuyện với các nạn nhân nhiễm chất độc da cam cũng như người thân của họ, ông nhận ra phải thay đổi cách thức tiếp cận cây chuyện. Phải ứng tự nhiên và ngay lập tức của ông khi đó tiến gần hơn với khuôn mặt của nạn nhân để thấy rõ chuyện gì xảy ra trên cơ thể họ.
Mỹ đã ngừng rải chất độc da cam ở Việt Nam năm 1971 và chiến tranh đã hoàn toàn kết thúc vào năm 1975. 20 năm trôi qua, nhiều người Việt Nam dường như chưa hiểu hết tác hại kéo dài do chất độc màu da cam mang lại. Đến 40 năm sau, ngày hôm nay, những đứa trẻ và bố mẹ của chúng vẫn phải chịu nỗi đau và phần lớn các câu chuyện chưa được kể lại.
Chất độc màu là cam là một thảm kịch lớn trong nhiều bi kịch nhỏ, tất cả đều do con người tạo ra.
Hơn 3 triệu người Việt Nam nhiễm chất độc chết người này
Một em bé sinh ra không có mắt do ảnh hưởng của chất độc da cam
Cựu chiến binh Nguyễn Hồng Phúc, 63 tuổi, ngồi trên giường với con trai Nguyễn Đình Lộc, 20 tuổi.
Cả 2 đứa cháu của ông Lê Văn Duẩn - một cựu chiến binh Việt Nam - đều bị khuyết tật bẩm sinh do nhiễm chất độc màu da cam
Trong một ngôi nhà nhỏ ở tỉnh Thài Bình, chị Đoàn Thị Hồng Gấm, 38 tuổi, kéo tấm chăn mỏng trùm kín cơ thể khi người lạ đến gần. Chị bị tâm thần nặng từ năm 16 tuổi do ảnh hưởng của chất độc màu da cam lây nhiễm từ cha
Bên trong nghĩa trang trên một ngọn đồi nhỏ, cựu chiến binh Đỗ Đức Diu ngồi giữa khu mộ tập thể của 12 đứa con, những nạn nhân tử vong sau khi chào đời do mắc dị tật bẩm sinh.
Anh Lại Văn Mạnh, người bị khuyết tật về thể chất và tinh thần do chất độc màu da cam, nằm trên giường.