Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc”

Ngày 28/11/2015 08:33 AM (GMT+7)

Tóc của những em nhỏ đang điều trị ung thư tại Khoa Nhi - Bệnh viện K rụng dần do những đợt điều trị hóa chất. Căn bệnh quái ác khiến các em suy nhược hoặc mất đi một phần cơ thể. Tuy nhiên, niềm vui, sự lạc quan chưa bao giờ tắt trên khuôn mặt các em.

Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc” - 1

Bác sĩ Trần Văn Công- Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều, Hà Đông, Hà Nội) cho biết, hiện khoa đang điều trị cho khoảng 150 bệnh nhi mắc bệnh ung thư.

Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc” - 2

 Hằng ngày, các em nhỏ phải giành giật sự sống bằng những đợt truyền hóa chất hay xạ trị.

Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc” - 3

 Những chai hóa chất là vật dụng không thể thiếu bên giường bệnh của mỗi em nhỏ.

Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc” - 4

 Sau mỗi lần truyền hóa chất, các em nhỏ đều tỏ rõ sự mệt mỏi.

Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc” - 5

Tóc các em rụng dần theo thời gian do những lần truyền hóa chất vào người để chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác.

Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc” - 6

 Các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều) đều có tuổi đời rất nhỏ. Nét hồn nhiên, ngây thơ hiện lên trên khuôn mặt các em. Bên cạnh những em nhỏ mới vào viện còn có những em đã gắn bó với nơi này 2-3 năm.

Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc” - 7

 Nhiều em mệt mỏi, ngủ thiếp đi trong khi vẫn đang truyền hóa chất.

Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc” - 8

Bé Nguyễn Quỳnh Nga (18 tháng tuổi) đang chơi cùng mẹ ở ngoài hành lang. Nơi có những bức tranh vẽ tường với nhiều loại động vật, phong cảnh thú vị.

Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc” - 9

 Đang nắn khớp chân cho con trai Bùi Tiến Dũng, chị Nguyễn Thị Khuê (Kiến Xương, Thái Bình) chia sẻ: “Cháu bị bệnh ung thư xương nên phải tháo khớp chân bên trái. Đưa cháu vào viện hơn 3 tháng mà kinh tế gia đình tôi kiệt quệ. Trong gia đình có tài sản gì quý giá đều bán hết để chữa bệnh cho cháu”.

Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc” - 10

 Sau một vụ tai nạn xe máy, em Nguyễn Thị Thanh Nhung (huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn) phải vào viện điều trị. Tại đây, các bác sĩ phát hiện em bị ung thư xương. Gia đình khó khăn, bố mẹ Nhung phải bán hết trâu, bò, rồi vay mượn anh em để đưa con xuống Hà Nội chữa trị. Chân bên trái của Nhung đã phải tháo đến khớp gối, đi đâu cũng phải có mẹ kèm theo hoặc dùng nạng chống.

Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc” - 11

Khuôn mặt ngây thơ với nụ cười tươi rói của Lê Nguyễn Khánh Linh (SN 2005, quê Hải Dương) khiến ít ai nghĩ rằng em đang mang trong mình căn bệnh ung thư buồng trứng. Mẹ Linh phải bỏ việc ở quê, gửi đứa con gái thứ 2 (SN 2012) cho hàng xóm trông hộ để lên Hà Nội chăm sóc con. Bố Linh đi làm công nhân điện nước ở Bắc Ninh từ sáng sớm đến tối muộn lại về Hải Dương để trông con và lo nhà cửa. Mỗi tháng, chi phí chữa trị cho Linh hết 20 triệu đồng khiến gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt, phải vay mượn, nợ nần khắp nơi.

Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc” - 12

Em Bùi Thị Hiền Triệu (SN 1998, quê Ngọc Lạc, Thanh Hóa) đang ngồi đọc sách tại khu nhà vui chơi của Khoa Nhi. Triệu chia sẻ, em đã trải qua 14 đợt điều trị hóa chất. Căn bệnh u xương đã khiến em phải tháo khớp cánh tay trái, bỏ lại giấc mơ làm cô giáo còn dang dở.

Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc” - 13

Bà Nguyễn Thị Mai đang chăm sóc cho cháu ngoại Tào Minh Tuấn (SN 2011, quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa) tại bệnh viện. Bà chia sẻ: “Cháu mắc bệnh ung thư máu, mới vào viện được 3 tháng. Bố cháu cũng mắc bệnh suy thận hơn 4 năm nay nằm liệt một chỗ. Mẹ cháu một mình vừa phải chăm chồng, vừa lo tiền chữa trị cho con. Gia đình chỉ có mấy sào ruộng nên khó khăn lắm”.

Ảnh: Cuộc chiến chống ung thư của những em bé “đầu trọc” - 14

Các em nhỏ đều có ước muốn mau chóng khỏi bệnh để trở về nhà. Tuy nhiên, căn bệnh ung thư quái ác có thể khiến nhiều em phải gắn bó cả cuộc đời với bệnh viện.

Theo Triệu Quang – Công Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin hot